Tôn lạnh Việt Nam bị áp thuế chống bán giá tới 40,49% tại Thái Lan. Ảnh minh họa |
Cụ thể, trong bản dữ liệu trọng yếu, mức thuế dự kiến có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam từ 7,94% - 40,49%. DFT thông báo sẽ tạo cơ hội cho các bên liên quan gửi bản đệ trình nêu các ý kiến, lập luận dưới dạng văn bản tới DFT không muộn hơn 16h30 ngày 6/10/2016 (giờ Bangkok).
Bên cạnh đó, DFT cũng thông báo sẽ tổ chức phiên điều trần lúc 13h30 ngày 12/10/2016 tại Tầng 16 - Phòng họp số 1601 Cục Ngoại Thương (DFT) nếu các bên liên quan có yêu cầu bằng văn bản và gửi tới DFT không muộn hơn 16h30 ngày 06/10/2016 (giờ Bangkok). Trong đó, văn bản yêu cầu cũng cần bao gồm tên của người tham gia (chỉ được tối đa 3 người) và chỉ những người đã đăng ký mới có thể tham gia phiên điều trần này.
Trước đó, ngày 11/9/2015 Cục Ngoại thương (DFT) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đã đăng công báo quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn lạnh từ Việt Nam.
Các sản phẩm bị điều tra là Tôn lạnh có mã HS: 7210.61.11.011; 7210.61.11.012; 7210.61.11.013; 7210.61.11.014; 7210.61.11.021; 7210.61.11.022; 7210.61.11.023; 7210.61.11.024; 7210.61.11.031; 7210.61.11.032; 7210.61.11.033; 7210.61.11.034; 7210.61.11.090; 7210.61.91.031; 7210.61.91.032; 7210.61.91.033; 7210.61.91.034; 7210.61.91.090; 7225.99.90.090; 7212.50.21.000; 7212.50.22.000; 7212.50.29.000 7226.99.19.090 và 7226.99.99.090
Cơ quan điều tra này cũng đã thông báo tới Chính phủ Việt Nam về việc nhận được đơn yêu cầu điều tra của nguyên đơn là Công ty NSW.Bluescope. Sau khi xem xét đơn kiện, DFT sơ bộ thấy có dấu hiệu hàng hóa bị bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa đối với sản phẩm nói trên.
Được biết, đây là vụ kiện chống bán phá giá thứ 2 của Thái Lan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trước đây là sản phẩm thép cuộn nguội năm 2012.