Trước đó, vào ngày 27/11/2012, Thái Lan bắt đầu điều tra tự vệ sản phẩm thép hợp kim cán nóng nhập khẩu.
Theo quyết định sơ bộ, Thái Lan áp dụng thuế suất 33,11% trong thời gian 200 ngày, kể từ ngày 27/2/2013 đối với tất cả sản phẩm thép hợp kim cán nóng nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam và một số nước khác không bị Thái Lan áp thuế tạm thời này vì có thị phần nhỏ hơn 3%, theo quy định Hiệp định Tự vệ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tuy nhiên, Thái Lan vẫn có thể áp dụng biện pháp tự vệ đối với những nước được loại trừ (trong đó có Việt Nam) nếu tại quyết định cuối cùng nước này kết luận thị phần nhập khẩu sản phẩm thép hợp kim cán nóng từ các nước này lớn hơn 3%.
Thái Lan nhập khẩu sản phẩm này chủ yếu từ Trung Quốc (chiếm 42,39% trong năm 2012), Nhật Bản (25,26%), và Hàn Quốc (20,13%).
Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 187.996 tấn sắt thép các loại sang Thái Lan, trị giá 177,5 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 10% tổng thép các loại xuất khẩu của Việt Nam xét cả về lượng và trị giá, theo Tổng cục Hải quan.
Trong vài năm gần đây, khi doanh nghiệp thép Việt Nam bắt đầu tăng cường xuất khẩu, nhiều sản phẩm thép của Việt Nam bị điều tra hoặc áp thuế chống bán phá giá tại nhiều thị trường, như Mỹ, Brazil, Indonesia. Vào cuối tháng 12/2012, Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) ra quyết định cuối cùng về việc áp thuế chống bán phá giá 13,5-36,6% lên thép cuộn nguội của Việt Nam.