Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Thị trường BĐS: Cơ hội đang rơi vào tay khối ngoại?

Sau một năm yên ắng, đầu năm 2014, dòng vốn FDI vào BĐS lại bùng nổ qua nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai. FDI sẽ sớm giúp thị trường ấm lên, thế nhưng, phải chăng hoạt động của thị trường BĐS Việt Nam gần đây đang rơi nhiều vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.

FDI ồ ạt đổ vào BĐS

Theo công bố từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện tại có 252 dự án có vốn FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ hai với 5 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là hơn 392 triệu USD. Riêng trên địa bàn Tp.HCM, lĩnh vực BĐS đứng đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đạt 302,3 triệu USD, chiếm 41% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư trên địa bàn. Phần lớn các dự án BĐS thu hút vốn ngoại là du lịch, khu resort nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại và nhà ở thuộc phân khúc trung cao cấp.

Sắp tới thị trường lại tiếp tục đón nhận nhiều đợt đổ vốn đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài như: Keppel Land (Singapore) liên doanh với Công ty TNHH liên doanh Hà Nội Westgate đầu tư 140 triệu USD vào dự án khu đô thị Hanoi Westgate tại huyện Quốc Oai, Igal Ahouvi đầu tư 300 triệu USD vào dự án Alma Resort tại Khánh Hòa. Tập đoàn Rose Rock, doanh nghiệp đầu tư của gia đình tài phiệt dầu mỏ Rockerfeller dự tính chi 2,5 tỷ USD Mỹ vào dự án xây dựng chung cư và khách sạn tại Tuy Hòa.

Tập đoàn xi măng Hạnh Phúc và Tập đoàn Texhong (Hong Kong) cùng chọn Quảng Ninh là khu vực đầu tư dự án du lịch sinh thái và phát triển khu công nghiệp với số vốn lần lượt là 1 tỷ USD và 215 triệu USD. Phân khúc nhà ở xã hội và nhà thu nhập thấp cũng ngày càng thu hút nhà đầu tư ngoại, trước là CapitaLand, Indochina Land, sau là N.H.O với gần 1 tỷ USD đổ vào các dự án nhà ở xã hội tại Việt Nam...

Bên cạnh đó còn hàng loạt vụ chuyển nhượng, mua lại dự án như CJ (Hàn Quốc) và các công ty con đã thực hiện thương vụ mua lại cao ốc văn phòng Gemadept Tower (Lê Thánh Tôn, quận 1, Tp.HCM). Tỷ phú người Israel Igal Ahouvi tham gia thị trường Việt Nam bằng cách đổ 300 triệu USD thâu tóm Khu du lịch Bãi Rồng tại Cam Ranh, tập đoàn Sunwah Việt Nam đầu tư 200 triệu USD vào dự án xây dựng khu chung cư ở quận Bình Thạnh, Tp.HCM...

Hiện tại thị trường chỉ vừa mới ấm lên, nhưng nếu theo đà tăng trưởng này, từ nay đến cuối năm, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.

Thị trường màu mỡ cho các doanh nghiệp nước ngoài

Bất chấp những khó khăn của thị trường BĐS trong nước, các nhà đầu tư ngoại vẫn gặt hái được thành công. Indochina Land đạt doanh thu hơn 46 triệu USD. Tổng doanh thu hạng mục kinh doanh nhà ở do công ty này quản lý đạt gần 352 triệu USD. CapitaLand, một nhà đầu tư tới từ Singapore đánh dấu thành công trên thị trường qua Mulbery lane hay The Vista.

CapitaLand đã đầu tư vào Việt Nam với tổng giá trị tài sản 1,2 tỷ USD cho phát triển các dự án nhà ở và 200 triệu USD cho Ascott (công ty con chuyên về căn hộ dịch vụ). Thành công của các công ty ngoại càng chứng tỏ thị trường BĐS Việt Nam thật sự là thị trường đầu tư màu mỡ cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo một công ty tư vấn, rất nhiều doanh nhân đến từ các nước Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc... đang rất muốn làm chủ các dự án BĐS Việt Nam. Bên cạnh đó, không ít các công ty từ Trung Đông và Nga cũng muốn góp vốn vào thị trường BĐS ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM. Đặc điểm chung của các nhà đầu tư này là đến Việt Nam tìm kiếm đối tác trong nước để hợp tác đầu tư, thông qua hình thức liên doanh, liên kết, góp vốn xây dựng dự án đang tiến hành, dự án còn chờ gọi vốn, hay dự án trong giai đoạn mua bán, sáp nhập (M&A).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lý giải cho thực trạng này, các chuyên gia nhận định, trong giai đoạn thoái trào, nhất là giai đoạn gần đây giá BĐS đang giảm. So với các nước trên thế giới, giá BĐS Việt Nam không phải là quá thấp, nhưng cũng đủ hấp dẫn để các doanh nghiệp nước ngoài có ý muốn đầu tư lâu dài. Hơn nữa, khi mà phân khúc BĐS thương mại trên toàn thế giới vẫn có dấu hiệu giảm mạnh thì thị trường BĐS Việt Nam đã “chạm đáy” và đang trên đà hồi phục. Đây là thời điểm thị trường Việt Nam chứa đựng nhiều tiềm năng lợi thế về giá cả cho các nhà đầu tư quốc tế hơn các thị trường lân cận.

So sánh với các nước trong khu vực, thị trường BĐS Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế. BĐS Myanmar có nhiều tiềm năng nhưng khung pháp lý chưa rõ ràng, trong khi đó, thị trường Lào và Campuchia không lớn, còn Thái Lan cạnh tranh rất khắc nghiệt. Một số nhà đầu tư và doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm và muốn đầu tư nhiều vào Việt Nam, vì giá BĐS của Việt Nam hiện rẻ hơn so với Trung Quốc.

Một nguyên nhân nữa khiến BĐS Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế là thị trường Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Gu đầu tư của khối ngoại là tập trung và những tài sản đã, đang hoặc có khả năng tạo ra dòng tiền.

Theo dự báo từ các chuyên gia tài chính, năm 2014 chính sách mới về Luật Đất đai (có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2014) sẽ mang đến nhiều thay đổi rất đáng kể trong việc mở rộng quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn kinh doanh vào thị trường Việt.

Đơn độc tại sân nhà?

Thị trường ấm lên là cơ hội cho các chủ đầu tư BĐS khôi phục lại hoạt động kinh doanh có phần đình trệ do khủng hoảng. Sức mua đang dần trở lại khi giá BĐS ngày càng tiến đến mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu người mua. Chính sách quản lý phù hợp của nhà nước giúp kích thích thị trường chuyển động theo chiều hướng tăng trưởng tốt hơn. Hàng loạt các dự án mới chào bán trên thị trường gần đây đều thu về những tín hiệu tích cực càng khẳng định đây là thời điểm hợp lý để các doanh nghiệp bắt đầu tiến hành đầu tư, tái khởi động lại hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, vấn đề hóc búa lúc này chính là nguồn vốn, thiếu vốn là nguyên do kìm hãm hoạt động của nhiều doanh nghiệp nội.

Hiện tại, ngoài các đại gia BĐS với số vốn quay vòng ổn định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm cách tháo chạy khỏi thị trường để bảo toàn thực lực. Những đại gia dạo chơi trong ngành thời gian qua như Vinamilk, Petro Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai hay Việt Á Bank đều đã rút chân về, thị trường lúc này chỉ còn là sân chơi của những doanh nghiệp có tiềm lực, có vị thế và uy tín thật sự, tạo được niềm tin và sức hút đối với người mua. Xét về uy tín và năng lực thì chưa chắc các doanh nghiệp trong nước đã thua kém gì nhưng xét về tiềm lực kinh tế thì chúng ta khó có thể bì được với các đại gia “nhà giàu” nước ngoài.

Nguồn vốn là một trong những vấn đề đau đầu hiện nay của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh các doanh nghiệp lớn với nguồn vốn chủ động, hầu hết các doanh nghiệp muốn đầu tư đều phải trông chờ vào sự hổ trợ nguồn tiền vay từ phía ngân hàng hay gói cứu trợ từ chính phủ, ít doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn. Thực trạng các ngân hàng liên tục thông báo thua lỗ, chi phí đổ vào dự án trước chưa thu về được, các doanh nghiệp đều không dám đầu tư, thậm chí là tìm cách rút lui khỏi thị trường. Thêm vào đó, hiện tại ngân hàng chỉ mới hạ lãi suất tiết kiệm, lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, vẫn còn là sức nặng lớn đối với các doanh nghiệp BĐS.

Trong khi thị trường BĐS Việt Nam đang trên đà phục hồi, doanh nghiệp trong nước phân vân có tiếp tục đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài lại liên tục tăng nguồn vốn, khiến thị trường BĐS gần đây như sân chơi của khối ngoại. Dấu hiệu ấm lên của thị trường BĐS trong nước cũng trùng hợp với các dự báo của nhiều tổ chức và các nhà đầu tư gần đây, trong đó đề cao vai trò “phá băng” của dòng vốn ngoại. Các chính sách mở cửa, kích thích thị trường của chính phủ đang phát huy tác dụng tốt.

Việt Nam trở thành thị trường đầu tư béo bở của các doanh nghiệp nước ngoài. Việc để cho người nước ngoài mua bán nhà sẽ tạo ra một động lực mới giúp cải thiện lực cầu cho thị trường BĐS đang có nhiều bế tắc. Tuy nhiên, chính phủ và ngân hàng nên có những động thái, chính sách hỗ trợ hợp lý và thiết thực cho các doanh nghiệp trong nước để tránh tình trạng thị trường trở thành sân chơi độc quyền của các đại gia ngoại.

* Ghi chú: Báo cáo thị trường này dành riêng cho các khách hàng, đối tác của Muonnha.com.vn.

Phương Uyên

Nguồn: https://batdongsan. com.vn/phan-tich-nhan-dinh/thi-truong-bds-co-hoi-dang-roi-vao-tay-khoi-ngoai-ar60085

Bài viết liên quan

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau

Mặc dù đã qua nhiều lần bàn thảo, lấy ý kiến, tiếp thu, chỉnh sửa theo hướng mở rộng đối tượng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, song “mở” đến đâu, “ thắt” thế nào vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi xung quanh dự án luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở.

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau
Bán căn hộ Hà NộiBán nhà Thanh HóaBán nhà Bình PhướcBán biệt thự Quảng BìnhNhà trọ Bắc NinhVăn phòng Đà NẵngCho thuê kho Hồ Chí MinhCho thuê kho Cần ThơCho thuê căn hộ Quảng TrịCho thuê chung cư Tuyên QuangBán shophouse Ngọc HiểnBán chung cư Xuân LộcBán nhà Quận 7Bán nhà Vĩnh YênBán biệt thự Hồng NgựBán đất Yên ĐịnhPhòng trọ Diên KhánhVăn phòng Tây SơnCho thuê kho Nam Từ LiêmCho thuê nhà Bắc MêBán shophouse Xã Vĩnh TiếnBán kho Xã Thạnh ThắngCho thuê căn hộ Xã Trần PhúCho thuê căn hộ Xã Đồng VươngCho thuê nhà mặt phố Phường Bình Trưng TâyBán căn hộ Đường T4Bán chung cư Đường ĐT 489CBán biệt thự Đường Cao VòngBán nhà mặt phố Đường Phú Chánh 1Cho thuê căn hộ Đường Tiền TrungCho thuê căn hộ Ehome SCăn hộ Vinhomes Smart City Bán nhà Casa Del RioCho thuê nhà Hưng Thịnh Golden LandCho thuê căn hộ Vân Phong TowerChung cư KĐT Anh Dũng 5Cho thuê căn hộ Khu đô thị Phúc GiangCho thuê nhà Serena Valley Thanh Lanh Golf And ResortCho thuê căn hộ Bảo Long New CityCho thuê Sài Gòn Suối Nhum