Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Thị trường xi măng: Cung vượt cầu

Sau nhiều năm đầu tư tuân thủ theo quy hoạch phát triển ngành xi măng, năm 2010, ngành xi măng nước ta đã không phải nhập khẩu nguyên liệu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong ngày xi măng ngày càng trở nên khốc liệt khi cung vượt quá nhu cầu trong nước.
Cung vượt quá cầu sẽ tạo nên tình trạng thừa hàng hóa, tạo áp lực về giá


Tính đến thời điểm này, cả nước đã có 105 nhà máy sản xuất xi măng với công suất toàn ngành đạt 61 triệu tấn/năm. Kế hoạch năm 2010, các DN chỉ sản xuất ở mức 53 triệu tấn trong khi đó theo ước tính của Vụ Vật liệu xây dựng, nhu cầu xi măng của cả nước trong năm nay chỉ vào khoảng 50 triệu tấn. Như vậy, lượng xi măng thừa trong năm nay sẽ ở mức 3 triệu tấn để dành cho xuất khẩu.

Tăng sức cạnh tranh

Theo cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường, cung vượt quá cầu sẽ tạo nên tình trạng thừa hàng hóa, tạo áp lực về giá. Bởi vậy, đây là thời điểm các DN đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh cả về giá và chất lượng. Không chỉ cạnh tranh giữa các DN trong nước, ngành xi măng VN còn phải cạnh tranh quyết liệt với xi măng nhập khẩu.

Do tác động của nhiều yếu tố như điện, nước, than đều tăng, nên giá bán xi măng trong nước cũng bị đẩy cao, tăng trung bình từ 50.000 - 70.000 đồng/tấn. So với mức tăng giá của thép xây dựng thì đây vẫn là mức giá có thể "chấp nhận được". Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng giá xi măng trong nước lại là cơ hội cho xi măng nhập khẩu. Thời gian gần đây, tại một số địa phương đã xuất hiện xi măng nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc với giá bán thấp hơn xi măng trong nước từ 10 - 15%. Như vậy, miếng bánh thị phần trong nước đã bị chia sẻ và nếu không chuẩn bị nguồn hàng, chất lượng và hệ thống phân phối tốt, các DN trong nước sẽ có nguy cơ bị cạnh tranh khốc liệt.

Để trấn an các DN xi măng trong nước trong thời điểm này, ông Nguyễn Văn Học - Trưởng phòng Giá xây dựng, Viện Kinh tế Xây dựng khẳng định, những công trình lớn, sử dụng vốn nhà nước, tiêu thụ nhiều vật liệu sẽ không dùng loại xi măng ngoại nhập, nhất là khi phần lớn xi măng nhập khẩu là theo đường tiểu ngạch và chất lượng chưa được kiểm định. Tuy nhiên, nếu các DN trong nước không xây dựng hệ thống phân phối bài bản, phấn đấu giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thì không phải sản phẩm xi măng nội nào cũng trụ vững trước sự cạnh tranh của xi măng ngoại.

Bài toán xuất khẩu

Với tốc độ đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng hiện nay và như dự báo của Bộ Xây dựng, thì cuối năm nay, năng lực sản xuất xi măng trong nước sẽ thừa khoảng 3 triệu tấn so với nhu cầu. Còn đến năm 2011, khi có thêm 12 dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào khai thác, sản lượng xi măng thừa lúc đó có thể lên tới 8 triệu tấn. Theo ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, lượng thừa có thể sẽ giảm khi nhu cầu xây dựng của nước ta tăng trở lại vào năm 2015, khi nền kinh tế thực sự phục hồi sau suy giảm kinh tế.

Trước thực tế này, các DN xi măng nội đã chú trọng tới việc xuất khẩu. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Chung - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vicem: xi măng là sản phẩm xuất khẩu không mang lại nhiều hiệu quả bởi, đây là ngành sản xuất tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên liệu của quốc gia như đá, than đá... Mặt hàng này nếu không bảo quản tốt, chỉ một thời gian ngắn, sản phẩm sẽ bị đóng rắn, biến chất.

Theo các chuyên gia kinh tế phân phối công nghiệp xi măng thế giới, một nhà máy xi măng chỉ có thể sản xuất - kinh doanh có hiệu quả trong bán kính tiêu thụ khoảng 300 km. Nhưng tại các thị trường gần Lào, Campuchia, nhu cầu tiêu thụ xi măng không đáng kể. Nếu có nhu cầu, họ cũng sẽ mua xi măng nhập khẩu của Thái Lan và Trung quốc với giá rẻ hơn xi măng của VN. Thị trường lớn như Châu Âu và Mỹ từ lâu đã là thị trường truyền thống của Thái Lan, nên VN rất khó chen chân vào thị trường này. Nếu muốn xuất khẩu, VN chỉ có chọn các thị trường xa hơn như Châu Phi, Brazil... nhưng để xuất khẩu được sang các khu vực đó, buộc phải có tàu lớn, trọng tải lên tới 50.000 tấn, trong khi, giá xuất khẩu của mặt hàng này lại không cao, chỉ ở mức 40-45 USD/tấn, rất khó bù đắp cho chi phí vận tải.

Hiện VN mới có một số DN như Cty Xi măng Hà Tiên hay Cty Xi măng Cẩm Phả bước đầu khai phá được thị trường với kim ngạch còn khiêm tốn. Theo kế hoạch, Vicem đã đặt mục tiêu XK 1 triệu tấn xi măng trong năm nay. Thế nhưng, mục tiêu này khó trở thành hiện thực bởi đến thời điểm này, Vicem mới xuất sang Lào được gần 500 nghìn tấn, xuất sang Campuchia được vài nghìn tấn và xuất sang đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 900 tấn.

Để tháo gỡ khó khăn hiện nay, ngành xi măng rất cần sự hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách từ phía các cơ quan quản lý nhà nước như: khuyến khích sử dụng gạch, ngói không nung sản xuất từ xi măng thay cho các sản phẩm truyền thống; ưu tiên, khuyến khích các dự án sử dụng xi măng để làm đường giao thông... Đặc biệt, Bộ Xây dựng nên xem xét dừng hoặc giãn tiến độ đối với các dự án xi măng, nhất là trong thời điểm này.

Theo DDDN

Bài viết liên quan

Bán shophouse Vĩnh LongBán Condotel Hồ Chí MinhBán Condotel Đắk NôngBán căn hộ Quảng NgãiBán nhà Bắc GiangBán nhà Hòa BìnhNhà trọ Hà NộiVăn phòng Yên BáiCho thuê shophouse Quảng TrịCho thuê shophouse Bắc GiangBán kho Cần GiuộcBán nhà mặt phố Cẩm XuyênBán đất Mê LinhBán đất Kon PlôngNhà trọ Thủ ĐứcNhà trọ Đăk GleiVăn phòng Nguyên BìnhCho thuê chung cư Lạc ThủyCho thuê chung cư Minh LongCho thuê nhà mặt phố Tam KỳBán shophouse Thị trấn Cần ThạnhBán chung cư Thị trấn Thanh SơnPhòng trọ Xã Bình MinhCho thuê chung cư Xã Nội ThônCho thuê nhà mặt phố Xã PhanBán kho Đường Chơn Tâm 7Bán biệt thự Đường Giáp TứBán đất Đường Nguyễn Văn LâuPhòng trọ Đường Bô VịNhà trọ Đường Hồng HàCho thuê căn hộ Mipec Rubik 360Cho thuê chung cư Vinpearl Condotel Đà NẵngBán nhà An ThạnhCho thuê chung cư Mỹ Khánh 2Căn hộ Opal City ViewCho thuê nhà Midtown One Uông BíCăn hộ KĐT Tam Đa New CenterChung cư City TowerCho thuê nhà Hòa VượngCho thuê căn hộ KĐT số 3 Điện Nam Điện Ngọc