Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Thửa đất là gì - cách tra cứu thông tin thửa đất online

Bài viết sẽ đề cập đến khái niệm thửa đất là gì, quy định về quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối với thửa đất, cách tra cứu thông tin thửa đất nhanh nhất hiện nay,... Mời các bạn tham khảo.

1. Thửa đất là gì?

" Thửa đất là gì " là một trong những khái niệm được đề cập đầu tiên trong Luật Đất đai nước ta. Cụ thể, theo Khoản 1, Điều 3, Luật đất đai 2013, thửa đất được định nghĩa là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ .

Ngoài Luật Đất đai 2013, khái niệm thửa đất cũng được đề cập trong một số văn bản quản lý đất đai của Việt Nam. Tại Điều 3 Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-VPQH ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2018, thửa đất là phần diện tích đất đã xác định ranh giới, đồng thời có mục đích, vị trí, số thửa. Trong đó diện tích đất được cơ quan địa chính đo đạc theo quy định hiện hành.

Thửa đất là gì là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực nhà đất

Thửa đất là gì là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực nhà đất

2. Một số khái niệm liên quan đến thửa đất

Khi tìm hiểu thửa đất là gì, bạn có thể thấy một số thuật ngữ liên quan như số thửa đất, tách thửa, hợp thửa,... Sau đây, Muonnha.com.vn sẽ giải thích ý nghĩa của các thuật ngữ này.

Số thửa đất là gì?

Số thửa đất là cách gọi ngắn gọn của số thứ tự thửa đất hay số tờ số thửa. Khái niệm này được đề cập tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể, số thứ tự thửa đất là một chữ số tự nhiên thể hiện số thứ tự của thửa đất trên bản đồ địa chính. Các con số này được xác định duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính nhất định.

Hiểu một cách đơn giản, số thửa đất là số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính được Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập theo quy định.

Hợp thửa đất là gì?

Về cơ bản, Luật Đất đai hiện hành chưa có điều luật nào nêu rõ khái niệm hợp thửa hay hợp nhất thửa đất là gì. Tuy nhiên dựa theo quy định hiện hành, có thể thấy hợp thửa đất là trường hợp người ta gộp các quyền sử dụng đất đối với hai hoặc nhiều thửa đất liền kề của một chủ sở hữu lại thành quyền sử dụng chung đối với tổng diện tích đất nói trên. Lúc này chủ sở hữu thường làm thủ tục đăng ký một quyền sử dụng đất mới trên cơ sở các thửa đất người này sở hữu ban đầu.

Thủ tục hợp thửa cho phép chủ sở hữu xây nhà trên hai thửa đất liền kề cùng thuộc quyền sở hữu của người chủ đó.

Một số chi phí mà chủ sở hữu phải chịu khi làm thủ tục hợp thửa bao gồm:

  • Lệ phí địa chính: mức phí mà Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định sẵn (ở mỗi địa phương mức lệ phí có thể chênh lệch nhau).
  • Lệ phí thực hiện thủ tục hợp thửa tại cơ quan địa chính.
  • Lệ phí cấp Sổ đỏ nếu chủ sở hữu yêu cầu.

Tách thửa đất là gì?

Cũng tương tự như với hợp nhất thửa, tách thửa đất chưa được đưa khái niệm vào các bộ luật. Dù vậy, vẫn có thể hiểu tách thửa đất là việc phân chia hoặc chuyển đổi quyền sở hữu đất đai từ một người thành nhiều người.

Các trường hợp thực hiện tách thửa đất hiện nay thường bao gồm:

  • Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người sử dụng đất.
  • Do thi hành quyết định hoặc bản án của Toà án.

Hiện nay để thực hiện tách thửa đất, cơ quan địa chính sẽ dựa vào Điều 188 Luật Đất đai 2003. Các cá nhân khi thực hiện tách thửa đất cần lưu ý:

  • Phải đáp ứng đủ các điều kiện thì mới được tách thửa.
  • Mảnh đất cần đạt từ diện tích tối thiểu mà địa phương quy định trở lên mới được phép thực hiện thủ tục tách thửa.
  • Chủ sở hữu cần hoàn thành các nghĩa vụ tài chính có liên quan.

Người dân có thể làm thủ tục tách thửa đất nếu đáp ứng đủ các điều kiện

Người dân có thể làm thủ tục tách thửa đất nếu đáp ứng đủ các điều kiện

Lệ phí tách thửa đất hiện nay thường bao gồm 2 loại chính:

  • Chi phí đo đạc thửa đất do đơn vị thực hiện đo đạc đưa ra (thường dao động từ ngưỡng 1 - 2 triệu đồng.
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất do Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quy định (mức thu này được đánh giá là khá rẻ, chỉ khoảng 100.000 vnđ/lần cấp).

Ranh giới thửa đất là gì?

Ranh giới thửa đất đã được định nghĩa tại Khoản 2, Điều 8, Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Theo đó, ranh giới thửa đất là một đường gấp khúc tạo bởi nhiều cạnh thửa nối liền, bao kín phần diện tích thuộc thửa đất đó.

Việc xác định ranh giới thửa đất thường do cán bộ địa chính công tác tại văn phòng địa chính địa phương đo đạc và xác lập các số liệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, ranh giới thửa đất lại được xác định dựa theo Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 8, Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thay vì cách đo đạc truyền thống.

Căn cứ xác định ranh giới một thửa đất đôi khi cũng dựa vào Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 kết hợp cùng Thông tư nêu trên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho tất cả các bên liên quan.

Trích lục thửa đất là gì?

Trích lục thửa đất được biết đến như bản vẽ trên giấy hoặc bản đồ kỹ thuật số trên máy tính thể hiện ranh giới, phạm vi của một khu vực đất nhất định dựa theo bản đồ địa chính địa phương.

Lưu ý, trích lục thửa đất chỉ là việc sao chép, thể hiện lại thông tin của một thửa đất nhất định chứ đây không phải văn bản pháp lý, không có giá trị chứng minh quyền sử dụng đất.

 Một mẫu giấy trích lục thửa đất

Một mẫu giấy trích lục thửa đất

Ý nghĩa của trích lục thửa đất dừng lại ở việc cung cấp thông tin, đặc điểm của một thửa đất hoặc một khu vực nào đó.

3. Tài sản gắn liền với thửa đất là gì và có thuộc sở hữu của chủ đất hay không?

Hiện nay các tài sản gắn liền với đất được Pháp luật công nhận thuộc sở hữu của chủ đất. Các tài sản có thể gắn liền với đất bao gồm các nhóm sau:

  • Các công trình xây dựng như nhà ở , nhà máy, nhà xưởng , nhà kho, chuồng nuôi gia súc, cơ sở trưng bày, cửa hàng, nhà vệ sinh,…
  • Các dạng tường bao quanh đất.
  • Ao, hồ, tiểu cảnh, giếng nước,…
  • Cây cối, vườn, rừng,…

4. Quyền của chủ sở hữu thửa đất

Trước khi quyết định mua bán bất kỳ loại bất động sản nào, nhà đầu tư nên nắm rõ một số quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối với thửa đất như sau:

  • Được cơ quan địa chính cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận này chính là cơ sở để Pháp luật công nhận và bảo hộ các quyền lợi khác của chủ sở hữu đối với mảnh đất. Lưu ý, Giấy chứng nhận này đồng thời công nhận quyền sở hữu các loại tài sản gắn liền với đất cho chủ sở hữu.
  • Được toàn quyền hưởng và quyết định các thành quả lao động cũng như đầu tư dựa trên thửa đất.
  • Được hưởng các lợi ích từ công trình công cộng cũng như các chính sách cải tạo, bồi bổ đất.
  • Được bồi thường theo đúng quy định của Pháp luật khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những loại giấy tờ pháp lý quan trọng nhất đối với đất đai

Có quyền làm đơn khiếu nại, tố cáo hoặc kiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thửa đất. Lúc này Nhà nước sẽ bảo hộ cho lợi ích hợp pháp về đất đai của chủ sở hữu đối với mảnh đất đó.

5. Quy trình tra cứu thông tin thửa đất

Việc tra cứu các thông tin liên quan đến thửa đất nào đó là căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư xem xét, đưa ra quyết định thực hiện giao dịch mua bán. Để hỗ trợ các bạn độc giả tra cứu thông tin một cách dễ dàng nhất, bài viết này sẽ đưa ra 2 phương án tra cứu khác nhau. Mỗi phương án đều có ưu và nhược điểm riêng.

Cách tra cứu thông tin thửa đất tại cơ quan có thẩm quyền

Các cơ quan có thẩm quyền tra cứu thông tin về đất đai giúp công dân là Phòng Đăng ký đất đai và Trung tâm Công nghệ thông tin trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT. Tại đây bạn sẽ được dẫn các bước tra cứu cụ thể. Tuy nhiên về cơ bản thủ tục sẽ bao gồm các bước sau đây:

  • Người dân điền phiếu yêu cầu tra cứu trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền; hoặc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến thửa đất đến trụ sở cơ quan có thẩm quyền.
  • Quầy tiếp nhận tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu của người dân.
  • Cơ quan có thẩm quyền xử lý yêu cầu của người dân và thông báo các khoản chi phí cần nộp cho cá nhân yêu cầu.
  • Người dân nhận kết quả tra cứu thông tin (thường được trả kết quả vào ngày làm việc tiếp theo) và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Nhược điểm lớn nhất của hình thức tra cứu thông tin thửa đất tại cơ quan hành chính là mất thời gian chờ đợi cũng như gây khó khăn khi di chuyển cho người dân trong một số trường hợp.

Cách tra cứu thông tin thửa đất online

Để khắc phục hạn chế khi tra cứu thông tin quy hoạch trực tiếp tại các cơ quan nhà nước, hiện nay người dân đã có thể tra cứu thửa đất thông qua các trang web - cổng thông tin chính thức của các tỉnh thành.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp tra cứu này là người dân có thể tiếp nhận thông tin nhanh chóng, ngay tại nhà chỉ với điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối internet. Tuy vậy cách tra cứu này vẫn còn một số nhược điểm như mới chỉ có một số thành phố lớn xây dựng được cổng thông tin điện tử, hoặc người lớn tuổi sẽ khó thao tác.

Sau đây sẽ là hướng dẫn tra cứu thông tin thửa đất online tại 2 tỉnh, thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh để bạn tham khảo:

Tra thông tin thửa đất tại thủ đô Hà Nội

Để tra cứu thông tin thửa đất thuộc khu vực Hà Nội, người dân truy cập vào website https://quyhoach.hanoi.vn/.

Tại đây sẽ có 3 hạng mục thông tin lớn để người dân tra cứu bao gồm:

- Hạng mục quy hoạch chung;

- Hạng mục quy hoạch chi tiết

- Hạng mục quy hoạch phân khu.

Tại từng hạng mục sẽ có phần khai thông tin thửa đất để người dân dễ dàng kiểm tra các nội dung bản thân quan tâm.

Tra thông tin thửa đất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương tiên phong trong lĩnh vực số hóa các thủ tục hành chính. Theo đó, các thông tin liên quan đến quy hoạch đất đai toàn thành phố đều đã được cập nhật tại cổng thông tin điện tử chính thức của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Người dân truy cập địa chỉ: https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/ để bắt đầu tra cứu.

Bấm nhấn vào biểu tượng “Kính lúp” trên góc trái bên trên màn hình và điền các thông tin như Toạ độ định vị mảnh đất, Số thửa đất và Tên đường. Ấn vào lệnh Tìm kiếm để website xuất ra thông tin quy hoạch tương ứng của mảnh đất.

Cách tra cứu thông tin thửa đất online

Nhiều người dân đều đang sử dụng cách tra cứu thông tin đất online vì sự thuận tiện và chính xác

Trên đây là những thông tin giúp làm rõ khái niệm thửa đất là gì, số thửa đất là gì cũng như một số thủ tục hành chính liên quan đến đất đai. Hi vọng rằng các thông tin vừa rồi sẽ giúp việc tiếp cận với các giao dịch mua bán nhà đất của các bạn độc giả dễ dàng hơn. Ngoài ra, để trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, quý vị đừng quên đón đọc thêm các bài viết của Muonnha.com.vn tại chuyên mục Wiki BĐS nhé!

Hà Linh

>> Sổ hồng là gì - Sổ hồng khác gì sổ đỏ?

>> Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm?

Bài viết liên quan

Bán shophouse Phú YênBán đất Thái BìnhBán kho Hà NộiBán kho Đắk LắkBán chung cư Bắc NinhBán biệt thự Hải DươngPhòng trọ Bắc NinhVăn phòng Hồ Chí MinhCho thuê kho Ninh BìnhCho thuê căn hộ Phú YênBán đất Cầu GiấyBán Condotel Cam LộBán kho Vân ĐồnBán biệt thự Gò Công ĐôngCho thuê kho An KhêCho thuê kho La GiCho thuê kho Vĩnh ThuậnCho thuê shophouse Giang ThànhCho thuê nhà Bình ThạnhCho thuê biệt thự Bắc GiangBán căn hộ Xã Cẩm XáBán chung cư Xã Hành ThuậnBán nhà mặt phố Xã Văn NhânNhà trọ Phường 12Cho thuê căn hộ Xã Thanh HươngBán đất Phố Cầu ĐôngBán Condotel Đường An Hải 19Bán Condotel Đường Hoàng QuyPhòng trọ Đường Hồ Ông BáoCho thuê kho Phố Bà Huyện Thanh QuanCho thuê căn hộ Việt Nhân Villa RiversideCho thuê chung cư Nhà ở cán bộ nhân viên TP. Hà NộiChung cư KĐT Bàu Giang CityCho thuê căn hộ FLC TowerCăn hộ GiaLai Central HouseCăn hộ Stown GatewayCho thuê nhà ParaSolCho thuê chung cư Charm DiamondCăn hộ Sunrise ApartmentChung cư Sunrise Apartment