Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Tổng quan về tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Xuất phát điểm từ một tỉnh thuần nông nghèo khó, nhờ loạt chính sách trải thảm đỏ đón nhà đầu tư, Bình Dương phút chốc vươn lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước.

Vị Trí Địa Lý Tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
  • Phía Nam giáp TP.HCM
  • Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
  • Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và TP.HCM

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP.HCM, cách trung tâm TP.HCM 30km theo Quốc lộ 13, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10-15km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội.


Bản đồ của Bình Dương. Ảnh chụp từ Google Maps.

Lịch Sử Hình Thành

Theo tư liệu từ Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương, thuở ban đầu thời mở đất phương Nam, Bình Dương là tên một tổng  thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Năm 1808, huyện Tân Bình được đổi thành phủ thì Bình Dương được nâng lên thành một trong bốn huyện của phủ Tân Bình. Năm 1956, tỉnh Bình Dương được thành lập nhưng không trùng với địa bàn của huyện Bình Dương trước đó. Năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập nhưng không hoàn toàn trùng với địa phận của tỉnh Bình Dương trước năm 1995.

Như vậy, Bình Dương từng là tên gọi của những đơn vị hành chính theo những cấp độ khác nhau, từ tổng, huyện cho đến tỉnh với những địa bàn lãnh thổ khác nhau. Bình Dương từ lâu gắn liền với hình ảnh giao thương nhộn nhịp, hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả nước. Dưới thời Pháp thuộc, Bình Dương là một tỉnh lỵ miệt vườn thuần nông, dân số chủ yếu là nông dân và chỉ có hai trục giao thông chính là Quốc lộ 13 và sông Sài Gòn.

Hành Chính

Bình Dương có diện tích 2694,4km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh lỵ của Bình Dương là TP. Thủ Dầu Một. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 3 thành phố, 2 thị xã, 4 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 45 phường, 5 thị trấn và 41 xã.

Các đơn vị hành chính cấp huyện:

Ðơn vị hành chính

Thành phố
Thủ Dầu Một

Thành phố
Dĩ An

Thành phố
Thuận An

Thị xã
Bến Cát

Thị xã
Tân Uyên

Huyện
Bàu Bàng

Huyện
Bắc Tân Uyên

Huyện
Dầu Tiếng

Huyện
Phú Giáo

Diện tích (km²)

118,67

60,10

83,71

234,42

192,5

399,15

400,08

719,84

543

Dân số (người)

325.551

403.760

508.433

328.777

374.986

93.738

66.656

113.830

90.825

Mật độ

2.743

6.718

6.074

1.402

1.948

235

167

158

167

Số đơn vị hành chính

14 phường

7 phường

9 phường, 1 xã

5 phường, 3 xã

10 phường, 2 xã

1 thị trấn, 6 xã

2 thị trấn, 8 xã

1 thị trấn, 11 xã

1 thị trấn, 10 xã

Năm thành lập

2012

2020

2020

2013

2013

2013

2013

1999

1999

Loại đô thị

I

III

III

III

III

V

V

V

V

Kinh Tế

Khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Bình Dương chỉ là một tỉnh thuần nông, người dân chủ yếu gắn bó với đồng ruộng, cây trái. Lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, trong khi công nghiệp và dịch vụ đóng góp không đáng kể. Ngày tái lập tỉnh 01/01/1997 đánh dấu sự trỗi dậy của Bình Dương với chủ trương đổi mới bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Bằng việc đầu tư bài bản vào cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, dòng vốn đầu tư trong nước và ngoài nước chảy ồ ạt về địa phương, kéo theo sự xuất hiện của các nhà máy, xưởng sản xuất, lao động khắp nơi đổ về… Kinh tế địa phương từ đó có những khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa ngày càng rõ nét. Từ một vùng đất thuần nông, nghèo đói, Bình Dương trở thành trọng điểm công nghiệp của cả nước.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 29 khu công nghiệp, trong đó có 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích 12.670,5 ha, tỷ lệ cho thuê đạt 87,4% và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 790 ha, tỷ lệ lấp đầy 67,4%. Một số khu công nghiệp hiện đại, được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, có tốc độ thu hút đầu tư nhanh và khả năng quản lý sản xuất, bảo vệ môi trường tốt như VSIP 1, VSIP 2, Đồng An, Mỹ Phước…

khu công nghiệp vsip
VSIP 1 là một trong những KCN hiện đại kiểu mẫu ở Bình Dương, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhờ áp dụng các chính sách hợp lý, tính đến 30/11/2020, tỉnh Bình Dương đã thu hút được 3.928 dự án với tổng số vốn đầu tư 35 tỷ 400 triệu đô la Mỹ, đứng thứ 3 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, chỉ sau TP.HCM và thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn tỉnh có 48.456 doanh nghiệp trong nước với tổng số vốn đăng ký lên tới hơn 434.708 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh cũng dần hình thành các khu đô thị hiện đại, văn minh, tiêu biểu nhất là Thành phố mới Bình Dương.

Văn Hóa – Du Lịch

Cùng với sự phát triển kinh tế ấn tượng, Bình Dương còn được biết đến với bề dày văn hóa đa dạng, phong phú, mang nhiều nét chung của dòng chảy văn hóa – lịch sử phương Nam nhưng vẫn có những nét riêng độc đáo. Hiện tỉnh có 12 di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia, 44 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Vốn là một vùng đất đậm nét văn hóa truyền thống, Bình Dương ghi dấu với nhiều sản phẩm thủ công đặc sắc, được chế tác từ những làng nghề có tuổi đời hơn 300 năm, tiêu biểu như làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh; làng sơn mài ở Tương Bình Hiệp…

Bình Dương còn nổi tiếng với các danh lam, thắng cảnh, các khu du lịch, các lễ hội truyền thống như vườn trái cây Lái Thiêu, khu du lịch Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng, khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu… Về ẩm thực, Bình Dương nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng như: bánh bèo bì, bánh khọt, nem Lái Thiêu, gà quay xôi phồng, gỏi gà măng cụt, gỏi ngó lục bình trộn tôm thịt, cháo môn lươn, bò nướng ngói, lẩu bò nhúng mắm ruốc, bún tôm… Đặc biệt, thương hiệu Bánh bèo Mỹ Liên ở chợ Búng (thành phố Thuận An) với lịch sử hơn 100 năm được công nhận là 1 trong 10 đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á.

Giáo Dục

Bình Dương có hơn 250 ngôi trường công lập các cấp đã đi vào hoạt động. Trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 180 nhà trẻ - mẫu giáo – mầm non, 136 trường tiểu học, 67 trường THCS, 35 trường THPT, 7 trung tâm giáo dục thường xuyên, 8 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 8 trường trung cấp.

Các trường đại học:

  • Đại học Bình Dương
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương
  • Đại học quốc tế Miền Đông
  • Đại học Việt – Đức
  • Trường Đại học Thủy lợi – Cơ sở 2
  • Trường Đại học Ngô Quyền – Sĩ quan Công binh

Các trường cao đẳng:

  • Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương
  • Cao đẳng Nghề Việt Nam – Singapore
  • Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An
  • Trường Cao đẳng Việt Nam – Hàn Quốc Bình Dương

Trường Trung cấp:

  • Trường Trung cấp nghề tỉnh Bình Dương
  • Trường Trung cấp nghề Thủ Dầu Một
  • Trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp
  • Trường Trung cấp Kinh tế Tài chính
  • Trường Trung cấp Bách Khoa
  • Trường Trung cấp nghề Việt - Hàn Bình Dương
  • Trường trung cấp kinh tế và công nghệ Đông Nam
  • Trường Trung cấp Mỹ thuật Văn hóa Bình Dương.

Cơ Sở Y Tế

Danh sách các bệnh viện công tại tỉnh Bình Dương

  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
  • Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bình Dương
  • Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Bình Dương
  • Bệnh viện đa khoa huyện Thuận An
  • Bệnh viện đa khoa huyện Dĩ An
  • Bệnh viện đa khoa huyện Tân Uyên
  • Bệnh viện huyện Bến Cát
  • Bệnh viện Đa khoa Cao su Dầu Tiếng
  • Bệnh viện Đa khoa Huyện Phú Giáo
  • Bệnh Viện Quân Đoàn 4
  • Bệnh viện Phụ sản nhi Bình Dương

Bệnh viện tư ở tỉnh Bình Dương:

  • Bệnh viện Quốc tế Becamex (Becamex International Hospital)
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Columbia Asia Bình Dương
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hạnh Phúc
  • Bệnh viện Tư nhân Bình Dương – Thành viên của Hệ thống Y khoa Hoàn Mỹ
  • Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước
  • Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn – Bình Dương
  • Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc 1
  • Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc 2
  • Bệnh viện Hoàn Hảo – Thuận An
  • Bệnh viện Hoàn Hảo – Dĩ An

Ngoài ra còn có nhiều phòng khám đa khoa, chuyên khoa.

Trung tâm thương mại, chợ dân sinh

Đến nay, ở Bình Dương đã có nhiều trung tâm thương mại lớn đi vào hoạt động như Metro, Coop Mart Bình Dương, AEON Mall, Lotte Mart, Big C… góp phần đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn tỉnh.

aeonmall bình dương
AEON Mall Bình Dương có diện tích hơn 70.000m2.

Một số chợ dân sinh trên địa bàn:

Thủ Dầu Một

Chợ Thủ Dầu Một
Chợ Vinh Sơn
Chợ Bình Điềm
Chợ Hàng Bông

Chợ Phú Văn
Chợ Tương Bình Hiệp
Chợ Đình
Chợ Cây Dừa
Chợ Bưng Cầu

Chợ nông sản Phú Hòa
Chợ Bến Thế
Chợ Hòa Lợi
Chợ Phú Chánh AB
Chợ Phú Chánh C

Thuận An

Chợ Đông Phú
Chợ Thung Dung
Chợ Đông Phú I
Chợ Đức Huy
Chợ Phú An
Chợ Tuy An
Chợ Vĩnh Phú

Chợ Phú Phong
Chợ Bình Hòa I
Chợ Bình Hòa II
Chợ Đồng An I
Chợ Đồng An II
Chợ Đồng An III
Chợ Lái Thiêu

Chợ Búng
Chợ Thạnh Bình
Chợ Bình Chuẩn
Chợ Hài Mỹ
Chợ Bình Đức
Chợ Thuận Giao
Chợ An Phú

Dĩ An

Chợ Dĩ An
Chợ Dĩ An II
Chợ An Bình (cũ)
Chợ Bình An

Chợ Đại Quang
Chợ Tân Long
Chợ Nội Hóa
Chợ Tân Quý
Chợ Đông Hòa

Chợ Thống Nhất
Chợ Tân Bình
Chợ Đông Thành
Chợ Tân Đông Hiệp
Chợ Ngãi Thắng

Tân Uyên

Chợ Tân Uyên
Chợ Tân Phước Khánh
Chợ Phước An
Chợ Phước Thành

Chợ Quang Vinh II
Chợ Tân Thành
Chợ Lạc An
Chợ Tân Bình
Chợ Tân Định

Chợ Hội Nghĩa
Chợ Quang Vinh I
Chợ Thường Tân
Chợ Tân Ba
Chợ Bình Mỹ

Hạ Tầng Giao Thông

Bình Dương sở hữu hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy nối kết nối trong tỉnh và liên vùng.

Đường bộ

Trong hệ thống đường bộ, Quốc lộ 13 nổi lên như một con đường chiến lược quan trọng xuất phát từ TP.HCM, chạy suốt chiều dài từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh Bình Dương, qua tỉnh Bình Phước và kết nối với Campuchia đến biên giới Thái Lan. Tuyến đường này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự, quốc phòng.

Quốc lộ 14 khởi đầu từ Tây Ninh chạy qua Dầu Tiếng, đến Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Lăng (tỉnh Bình Phước), xuyên qua Tây Nguyên. Con đường này đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ chiến tranh và trong thời hòa bình.

Bên cạnh đó còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước), liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng, liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh… cùng nhiều hệ thống đường kết nối thị xã với các thị trấn, các điểm dân cư của Bình Dương.

Những năm qua, Bình Dương đã quy hoạch, lập dự án xây dựng nhiều công trình giao thông liên khu vực như Mỹ Phước – Tân Vạn, đường và cầu nối Bình Dương với Tây Ninh, đường trục chính Đông – Tây, DT741, DT744, DT746, đường 7A, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch… là những công trình kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ giữa Bình Dương với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tỉnh cũng ứng dụng mô hình TOD – đô thị phát triển theo hướng dựa vào đầu mối giao thông công cộng để phát triển chuỗi đô thị gắn liền với các tuyến BRT, giao thông liên kết vùng, đồng thời tiếp tục đầu tư, xây dựng các trục đường theo hướng Đông – Tây, Bắc – Nam để hoàn thiện các tuyến đường vành đai, tuyến đường trục chính kết nối nội tỉnh và liên tỉnh. Cùng với đó, TP.HCM quyết định kéo dài tuyến Metro số 1 tới thẳng Bình Dương với 11km Metro chạy qua Thuận An.

giao thông Bình Dương

Hạ tầng giao thông tại Bình Dương đang dần khoác lên mình bộ cánh mới

Đường thủy

Nhờ lợi thế nằm giữa 3 con sông lớn là sông Sài Gòn, sông Soài Rạp và sông Đồng Nai mà Bình Dương kết nối thuận tiện với các cảng lớn ở phía Nam, giao thương thuận tiện với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Đường sắt

Ga Dĩ An và ga sóng Thần nằm trên địa bàn tỉnh. Từ 5/6/2019, ga Dĩ An được sử dụng để đón khách thay cho ga Sóng Thần và ngành đường sắt chính thức dừng việc nhận, trả khách tại ga Sóng Thần. Theo chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh sẽ được khôi phục, xây dựng lại.

Đường hàng không

Bình Dương cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 15km. Năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu phát triển GTVT đã đề xuất xây dựng 2 sân bay ở Dầu Tiếng và Bến Cát nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch ở Bình Dương bằng đường hàng không.

Giao thông công cộng

Năm 2015, Bình Dương có 11 tuyến xe buýt Becamex Tokyu sử dụng nhiên liệu sạch, 8 tuyến xe buýt nội tỉnh, 11 tuyến xe buýt liên tỉnh. Tỉnh cũng lập dự án phát triển tuyến xe buýt nhanh từ thành phố mới Bình Dương đi Suối Tiên.

Về đường sắt đô thị, theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, tại Bình Dương sẽ có hệ thống đường sắt đô thị với 6 tuyến trên cao và 1 tuyến mặt đất.

Phát Triển Đô Thị

Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là sau khi tái lập tỉnh, Bình Dương có tốc độ đo thị hóa chóng mặt nhờ kinh tế chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Theo số liệu thống kê tính đến ngày 1/4/2019, dân số Bình Dương ở mức 2.455.865 người, mật độ dân số đạt 911 người/km, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 4,93%. Trong đó, dân số sống tại thành thị chiếm 79,87% (1.961.518 người), dân số sống tại nông thôn chiếm 20,13% (494.347 người). Có khoảng 15 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương, chủ yếu là người Kinh, người Hoa và người Khmer.

Với tỷ lệ đô thị ở mức 82% (2020), Bình Dương hiện là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất. Số liệu thống kê năm 2019 cho thấy đây cũng là tỉnh có suất di cư thuần dương cao nhất, ở mức 200,4‰ khi có tới hơn 489.000 người nhập cư nhưng số người xuất cư chỉ ở mức 38.000 người trong 5 năm trước đó. Tức là, ở Bình Dương, cứ 5 người từ 5 tuổi trở lên thì có 1 người đến từ nơi khác. Ngoài ra, Bình Dương cũng là tỉnh có tỷ lệ người di cư phải thuê nhà cao nhất cả nước, ở mức 74,5%.

Lực lượng người nhập cư đứng đầu cả nước khiến nhu cầu về nhà ở và phát triển đô thị tại Bình Dương ngày càng tăng cao. Trước thực trạng này, tỉnh đã định hướng đưa Bình Dương thành đô thị thông minh gắn với công nghệ thông tin của cả vùng và cả nước vào năm 2045.

Các đô thị ở Bình Dương:

  • Thành phố Thủ Dầu Một, đô thị loại I
  • Thành phố Thuận An, đô thị loại III
  • Thành phố Dĩ An, đô thị loại III
  • Thị xã Bến Cát, đô thị loại III
  • Thị xã Tân Uyên, đô thị loại III
  • Thị trấn Dầu Tiếng, đô thị loại V
  • Thị trấn Phước Vĩnh, đô thị loại V
  • Thị trấn Tân Thành, đô thị loại V
  • Thị trấn Lai Uyên, đô thị loại V

thành phố mới bình dương
Thành phố mới Bình Dương.

Thị Trường Bất Động Sản Bình Dương

Sức hút của thị trường bất động sản Bình Dương đến từ lợi thế về vị trí, hạ tầng, tiềm năng phát triển, chính sách thu hút đầu tư, nhiều khu công nghiệp, giá bất động sản còn mềm…  Trong những năm qua, giá nhà đất Bình Dương liên tục biến động với tâm điểm nằm ở hai thành phố mới Dĩ An và Thuận An.

Nếu như những năm trước, thị trường bất động sản Bình Dương có các sản phẩm chủ đạo là đất nền, dự án thấp tầng thì kể từ tháng 2/2020, Dĩ An và Thuận An lên thành phố đã trở thành thị trường tiềm năng cho các khu đô thị mới với tiêu chuẩn cao hơn. Hàng loạt ông lớn bất động sản quy tụ về đây với loạt dự án chung cư trung cấp và cao cấp ra đời, đáp ứng nhu cầu của các kỹ sư, chuyên gia nước ngoài và người lao động tại trung tâm công nghiệp lớn như Bình Dương. Không những vậy, khi Bình Dương dần xích lại gần TP.HCM nhờ hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện thì ngày càng có nhiều người dân sống tại TP.HCM quan tâm đến việc dịch chuyển ra các tỉnh giáp ranh TP.HCM và Bình Dương trở thành một lựa chọn tất yếu bên cạnh Đồng Nai.

>> Xem thêm: Các dự án bất động sản mới tại Bình Dương

Trong khi đó, giới đầu tư ưa thích Bình Dương bởi tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, cùng với kinh tế tăng trưởng ổn định, hạ tầng liên tục được đầu tư mạnh mẽ kéo theo sự phát triển rầm rộ của bất động sản nhà ở, nhất là phân khúc căn hộ, đất nền. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản Bình Dương tăng trưởng trong những năm tới.

Theo báo cáo thị trường bất động sản Bình Dương tháng 3/2022 của Muonnha.com.vn, ở hầu hết các loại hình nhà đất đều ghi nhận sự tăng trưởng, cả về nhu cầu giao dịch cũng như sản phẩm rao bán. Trong đó, so với tháng 2, số tin rao bán nhà riêng và căn hộ tại Bình Dương tăng 49%; nhà phố tăng 38%; biệt thự tăng 51%. Riêng đất nền và đất nền dự án là hai loại hình có sự bứt phá mạnh khi số lượng tăng tin rao tăng lần lượt lên đến 72% và 58%.

Các địa phương như Dĩ An, Thuận An và Thủ Dầu Một vẫn chứng tỏ sức hút khi dẫn đầu thị trường về lượng sản phẩm BĐS rao bán. Trong đó TP. Thuận An dẫn đầu về lượng tin đăng bán và nhu cầu tìm kiếm BĐS của toàn tỉnh. Ở các khu vực khác cũng ghi nhận sự tăng trưởng, đặc biệt là các huyện vùng ven Bình Dương như Bàu Bàng và Tân Uyên với mức tăng trưởng tin rao BĐS tăng 68-100%.

Về mức độ quan tâm ở từng phân khúc, đất nền Bình Dương vẫn dẫn đầu thị trường khi có lượng tìm mua tăng trưởng 62% so với tháng 2/2022. Nhu cầu mua căn hộ chung cư, nhà phố và nhà riêng cũng tăng lần lượt là 54% và 42%.

Khánh An (tổng hợp)

>> Thông tin tổng quan về huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương

>> Thông tin tổng quan về Thành phố Thuận An Bình Dương

>> Thông tin tổng quan về thị xã Tân Uyên, Bình Dương

Nguồn: http://thanhnienviet.vn/2021/10/11/gioi-thieu-tong-quan-ve-tinh-binh-duong

Bài viết liên quan

Bán Condotel Hà NộiBán chung cư Đà NẵngBán chung cư Tây NinhBán nhà mặt phố Tuyên QuangBán đất Cao BằngBán đất Cà MauCho thuê kho Điện BiênCho thuê căn hộ Hà NamCho thuê chung cư Quảng NamCho thuê biệt thự Hồ Chí MinhBán shophouse Châu ĐứcBán shophouse Vĩnh ThạnhBán chung cư Châu ĐứcBán chung cư Ân ThiBán nhà mặt phố Bình ThạnhPhòng trọ La GiPhòng trọ Yên SơnCho thuê shophouse Bắc Từ LiêmCho thuê shophouse ChưPRôngCho thuê căn hộ Mộ ĐứcBán shophouse Phường 15Bán shophouse Xã Long ĐịnhBán kho Xã Đại Hòa LộcBán chung cư Xã Thanh LâmCho thuê căn hộ Xã Thạnh LộcBán Condotel Đường Mễ Trì HạBán Condotel Đường Số 6XBán kho Đường Liên KhươngPhòng trọ Đường Heo MọiCho thuê căn hộ Đường Thuận An 7Căn hộ Empire City Thủ ThiêmCho thuê chung cư Sakura TowerCho thuê chung cư Tây đại lộ V.L Lê NinCho thuê nhà Barya CitiCho thuê chung cư Khu đô thị mới 379 Tân MỹCăn hộ The Green RiverBán nhà Hòa PhongCho thuê căn hộ Sun Garden KonTumCăn hộ KĐT Đông Tân ThiệnBán nhà Quy Nhơn New City