Tháp cổ ở Tây Ninh nằm trên gò đất cao
Theo nghiên cứu, tháp cổ Bình Thạnh có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ VIII - IX, tọa lạc trên một gò đất cao giữa đồng lúa tại xã Bình Thạnh (huyện Trảng Bàng, Tây Ninh). Đây là một trong những kiến trúc tháp cổ vô cùng quý hiếm, vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Công trình tiêu biểu cho kiến trúc thuộc nền văn hóa Óc Eo.
Được phát hiện vào năm 1886, tháp cổ Bình Thạnh có nền hình vuông, cao khoảng 10m,
mỗi cạnh có chiều dài 5m với 4 mặt quay về 4 hướng
Cửa chính của tháp được chạm trổ tinh xảo
Cửa chính của tháp được xây nhô hẳn ra ngoài với kích thước 1 x 2m. Trên cửa có một phiến đá hình chữ nhật có chạm nổi hình hoa cúc cách điệu rất tinh xảo. Ba mặt còn lại ở các phía Tây - Nam - Bắc đều đắp nổi cửa giả, bên trên là hình hoa văn, trang trí tinh xảo.
Cũng như các đền tháp Chăm ở miền trung Việt Nam, tháp cổ Bình Thạnh được xây lên từ
những viên gạch kết nối chặt chẽ với nhau dù không sử dụng bất kỳ chất kết dính nào
Dù được các cư dân sáng tạo cách đây cả nghìn năm nhưng những hoa văn,
phù điêu trang trí hình hoa lá, thần linh... trên tháp cổ đều rất tinh xảo
Bên trong tháp là một không gian nhỏ, thờ hai biểu tượng sinh thực khí Linga và Yoni
Nhìn từ bên trong, tháp gồm những viên gạch được xây theo hình
vuông, thuôn gọn dần và chụm lại ở đỉnh tháp
Cùng với tháp Chóp Mạt ở Tây Ninh, tháp cổ Bình Thạnh là đền tháp còn nguyên vẹn cho
đến nay của nền văn hóa Óc Eo. Năm 1998, tháp trải qua cuộc đại trùng tu nhưng vẫn
còn nhiều chỗ bị hư hỏng, gạch đã mòn, bong tróc .
Trên nền gò có tất cả 3 tháp nhưng chỉ còn 1 tháp nguyên vẹn. Hai tháp còn lại
chỉ còn là dấu tích với nền không hoặc ngổn ngang gạch.
Đình Bình Thạnh nằm gần tháp cổ, xây dựng vào năm 1995. Hệ thống đền tháp cổ ở Tây Ninh
cho thấy đây từng là địa bàn phát triển và nối tiếp từ văn hóa Đồng Nai đến văn minh Óc Eo
cho đến khi người Việt tới đây vào thế kỷ 17.