Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vốn quen với phương pháp sản xuất truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn để sản xuất ra dòng sản phẩm với những tiêu chí khắt khe. Và bài toán khó này đã dần được Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng -Viglacera đưa ra lời giải.
Đón đầu thị trường, Viglacera đã nhanh chóng nắm bắt và đưa ra định hướng sản xuất phù hợp với xu thế phát triển. Nổi bật cho sự cải tiến này là dòng sản phẩm sứ vệ sinh phủ men nano DFI - công nghệ mới được Viglacera nghiên cứu và sản xuất đầu tiên tại Việt Nam, trên cơ sở được chuyển giao sử dụng độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam từ Công ty DFI của Mỹ.
Sản phẩm được phủ men nano hai lớp không chỉ có khả năng chống bám dính rất hiệu quả, giảm sự bám cặn, các chất ố bẩn; chống trầy xước và ảnh hưởng của va đập, có độ bền cao mà độ sáng bóng của sứ vệ sinh còn tăng tới 30% so với công nghệ phun men thông thường, cho phép chúng ta biến những vật liệu xây dựng đơn giản này thành các kỳ quan công nghệ cao của sự bắt mắt, bền vững, dễ dàng bảo dưỡng và thân thiện với môi trường.
Viglacera cũng hướng sự tập trung tới các sản phẩm mới như kính low-E, gạch bê tông khí chưng áp… Với kính low-E, giải pháp kiến trúc kính này giúp giảm luồng nhiệt dư thừa và độ chói sáng, cân bằng những ánh sáng thông thường, giúp giảm tới gần 21% nhiệt lượng của không khí trong các tòa nhà cao tầng, đưa công trình hài hòa tốt hơn với thiên nhiên: bảo ôn tốt hơn, năng lượng được sử dụng hiệu quả hơn…
Dự kiến tháng 9 năm 2010, Viglacera sẽ là đơn vị đầu tiên tại miền Bắc cho ra đời sản phẩm bê tông khí. Đây là dòng sản phẩm cực nhẹ, tỷ trọng tương đương 1/3 gạch đặc, 2/3 gạch rỗng 2 lỗ và chỉ bằng 1/5 tỷ trọng của gạch bê tông thông thường. Nhờ được đầu tư công nghệ cao, bê tông khí chưng áp của Viglacera có rất nhiều ưu điểm như tốc độ thi công nhanh, giảm tiêu hao nhân công, tính bảo ôn, cách nhiệt cao, cách âm tốt, chịu nhiệt tốt và gia công dễ dàng. Nhờ đó giúp giảm tải trọng tòa nhà, nâng cao được khả năng chống chấn động cho công trình.
Đặc biệt, loại vật liệu này được hình thành từ cát, tro bay, xỉ than, khoáng thạch, vôi, xi măng, các loại phế thải công nghiệp khác... giúp “dọn” môi trường tốt hơn đồng thời cũng không làm tổn hại môi trường trong quá trình sản xuất.
Với các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp truyền thống như gạch đất sét nung, Viglacera cũng chú trọng cải tiến lò nung tuynel để tận dụng nhiệt lượng cho công đoạn sấy gạch, tiết kiệm được nhiều nhiên liệu.
Tất cả đều hướng tới việc từng bước cụ thể hóa chương trình vật liệu xanh cho ngành xây dựng xanh, góp phần xây dựng ngành công nghiệp vật liệu tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt giảm bớt lượng phát thải CO2, bảo vệ môi trường.
(Theo Báo Công Thương)