Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Bất động sản thu hút FDI: Đừng vội mừng với những dự án "tỷ đô"

4 tháng cuối năm, một số dự án “tỷ đô” đã được cấp phép khiến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm nay đã về đích với vốn đăng ký đạt 22 tỷ USD.

Con số trên đã cao hơn mức 21,9 tỷ USD của năm ngoái dù trong 8 tháng đầu năm 2015 sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014. Phải chăng những dự án “tỷ đô” đã quyết định thành tích của Việt Nam trong thu hút FDI?

Rõ ràng câu trả lời là “có” do cách đánh giá thành tích của FDI hiện tại vẫn nặng về hình thức, về số lượng vốn “đăng ký” cam kết khi được cấp phép. Về cam kết - đăng ký đó có tiến hành ra sao, tỷ lệ thực hiện hằng năm là như thế nào, hàm lượng công nghệ đưa vào bao nhiêu... lại chưa được quan tâm đúng mức. Trên thực tế, chênh lệch giữa vốn đăng ký với vốn triển khai hiện lên đến hơn 100 tỷ USD, trong đó tỷ lệ vốn đăng ký của những dự án “tỷ đô” chưa triển khai khá lớn.

Tuy nhiên, các dự án "tỷ đô" cũng có những tác động trái chiều, thậm chí còn để lại nhiều hệ lụy mà địa phương phải giải quyết trong nhiều năm. Điển hình, nhiều dự án “tỷ đô” từng được ca ngợi khi đăng ký trước đó như dự án thép Quảng Liên ở Quảng Ngãi (được cấp phép năm 2006, vốn đầu tư đăng ký ban đầu trên 1 tỷ USD, sau đó tăng lên thành 3 tỷ USD) vừa nói lời chia tay hoặc một số dự án bất động sản “tỷ đô” chiếm giữ hàng trăm ha đất bỏ không trong nhiều năm tại nhiều địa phương.

Điểm yếu trong công tác thống kê là chỉ đưa ra con số tổng vốn FDI thực hiện hằng năm tại tất cả các ngành kinh tế mà chưa phân chia cụ thể số vốn từng ngành kinh tế là bao nhiêu. Vì thế, đã có ý kiến cho rằng đây chỉ là con số “trang sức” cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Bởi vì, nó không có thông tin cụ thể theo từng ngành, dễ “uốn nắn” theo ý chủ quan nên không phản ánh được điểm mạnh, điểm yếu của từng ngành liên quan tới FDI, dẫn đến những khó khăn không nhỏ trong quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô của những cơ quan quản lý Nhà nước.

bất động sản
Một số dự án thu hút vốn FDI lớn đã được cấp phép hoạt động trong 4 tháng cuối năm.
Ảnh minh họa, nguồn: Trí thức trẻ

Khắc phục tình trạng này cần thực thi những giải pháp sau mặc dù không mới: Đầu tiên, cần phân loại dự án, đặc biệt là những dự án “tỷ đô” theo ba màu đỏ, vàng và xanh.

Cụ thể, xanh là loại dự án FDI triển khai đúng cam kết; vàng là loại dự án FDI có vướng mắc cần được hỗ trợ; đỏ là những dự án FDI cần được tập trung hỗ trợ đặc biệt nhằm tháo gỡ khó khăn, xử lý những hậu quả nếu có. Công tác phân loại này sẽ giúp hoạt động hậu kiểm tốt hơn, nắm bắt được tình hình, kịp thời có được những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Sau khi dự án hoàn thiện xây dựng và đi vào vận hành, chậm nhất là 6 tháng, các chủ dự án FDI cần phải có báo cáo đánh giá về vốn thực tế đã triển khai để điều chỉnh lại giấy chứng nhận đầu tư đã cấp, làm cơ sở cho kế toán, hạch toán, kiểm toán sau này.

Hai là đẩy mạnh việc hướng dẫn các địa phương về công tác thống kê vốn theo ngành. Ba là thanh tra Nhà nước cũng nên vào cuộc để răn đe tình trạng thiếu trách nhiệm trong việc thống kê, báo cáo chậm, báo cáo không đúng, chạy theo thành tích mà biến tấu con số ảo... gây ra tổn hại không kém gì tham nhũng.

Về cơ hội và thách thức của hội nhập, chúng ta đã nói quá nhiều, điều đó là cần thiết song nếu quên rằng yếu tố quyết định thu hút FDI chính là sức cạnh tranh nội tại của môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó vai trò của công tác thống kê, đánh giá đúng kết quả của FDI là một yếu tố quan trọng để việc quản lý Nhà nước được vận hành có hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Siêu dự án có vốn đầu tư 250 triệu USD vẫn nằm trên giấy

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận chủ trương thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án Romana Phan Thiết Plaza (phường Phú Hải, TP. Phan Thiết) của chủ đầu tư Công ty CP dịch vụ - thương mại - đầu tư Romana theo đề nghị của Sở Kế hoạch - Đầu tư sau khi chủ dự án này có văn bản trả lại dự án.

Ngày 10/4/2009, dự án Romana Phan Thiết Plaza được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 250 triệu USD, trở thành siêu dự án bất động sản tại tỉnh Bình Thuận với quy mô 76 ha. Dự kiến, dự án được  đưa vào hoạt động trong năm 2012 nhưng tới nay vẫn còn nằm trên giấy.

TS. Phan Hữu Thắng
(Nguyên cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch - Đầu tư)
(Theo Tuổi trẻ Online)

Bài viết liên quan

Bán Condotel Bình ĐịnhBán căn hộ Hưng YênPhòng trọ Hà NộiPhòng trọ Đồng ThápNhà trọ Đồng NaiCho thuê shophouse Gia LaiCho thuê chung cư Nam ĐịnhCho thuê nhà Bạc LiêuCho thuê biệt thự Hồ Chí MinhCho thuê biệt thự Vĩnh LongBán đất Hà ĐôngBán chung cư Đại TừBán nhà Việt TrìBán nhà mặt phố Quận 12Phòng trọ Tây SơnPhòng trọ Cao LộcCho thuê shophouse Lâm ThaoCho thuê nhà Duyên HảiCho thuê biệt thự Thọ XuânCho thuê nhà mặt phố Châu ThànhBán chung cư Phường Cửa NamVăn phòng Xã Tân ĐiềnCho thuê biệt thự Phường Sơn KỳCho thuê nhà mặt phố Xã Thanh MỹCho thuê nhà mặt phố Xã Hữu KhánhBán shophouse Đường Đoàn Văn ĐiểmCho thuê shophouse Đường Khánh Bình 63Cho thuê chung cư Đường 449Cho thuê biệt thự Đường Đồng MeCho thuê nhà mặt phố Đường Hoàng Bá BíchCho thuê chung cư Mường Thanh 04 Trần PhúCăn hộ Tecco Linh ĐôngCho thuê văn phòng V BuildingCho thuê căn hộ Biên Hòa New CityChung cư Long Thành PearlCăn hộ KDC Vĩnh TrườngCăn hộ Đông Đô Đại PhốCho thuê căn hộ Aroma Đồng KỵCho thuê chung cư Gia Lai New CityCho thuê căn hộ The Venice City