Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Các yếu tố để thị trường M&A bất động sản sôi động hơn

Hoạt động mua bán và chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản (BĐS) chính thức được công nhận kể từ ngày 1/11/2015 khi Nghị định số 76/2015/NĐ - CP (Nghị định 76) quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh BĐS 2014 có hiệu lực. Chủ tịch HĐQT Công ty Sohovietnam Phan Xuân Cần cho rằng, với quy định này thì thị trường chuyển nhượng dự án chắc chắn sẽ sôi động hơn.

- Phóng viên: Trước khi Nghị định 76 có hiệu lực thì việc mua bán, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án BĐS được thực hiện bằng cách nào, thưa ông?

+ Ông Phan Xuân Cần: Thực tế những năm qua đã có nhiều thương vụ có giá trị từ vài chục, vài trăm cho đến vài ngàn tỷ đồng được giao dịch thành công. Nhưng các thương vụ này được thực hiện dưới các hình thức như hợp tác đầu tư, mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng cổ phần công ty,… Đến Nghị  định 76 này thì việc mua bán, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án BĐS mới chính thức được pháp luật thừa nhận và các giao dịch mới trở nên chính thống.

Ông Phan Xuân Cần
Ông Phan Xuân Cần

- Vậy xin ông cho biết, quy định này sẽ tác động như thế nào đến thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án BĐS?

+ Như tôi đã nói ở trên, từ nhiều năm qua việc mua bán và chuyển nhượng dự án BĐS vẫn diễn ra theo quy luật cung, cầu. Bởi thực tế cuộc sống thường diễn ra trước, sau đó luật pháp sẽ căn cứ vào thực tế đó để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Nghị định 76 đã chỉ rõ,  cho phép chuyển nhượng một phần của dự án hoặc cho phép chuyển nhượng dự án và có những điều kiện đi kèm như là về dự án được phê duyệt tỷ lệ 1/500, hạ tầng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… có nghĩa là tùy theo những điều kiện được chấp nhận. Chính Qqy định này sẽ làm cho việc mua bán và chuyển nhượng dự án được minh bạch hơn. Theo đó, người mua và người bán sẽ không còn phải lách luật, họ sẽ đàng hoàng chuyển nhượng miễn sao là đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật quy định. Về phần tài chính, việc thanh toán giữa 2 bên cũng minh bạch hơn và được cơ quan Nhà nước chấp thuận, bảo hộ.

Đồng thời, nghị định này còn tạo điều kiện để các cơ quan trước đây cấp phép dự án thì nay cũng được cho phép chuyển nhượng dự án. Các công ty bảo hiểm, Ngân hàng,… cũng sẽ mạnh dạn hơn trong bảo lãnh, việc tài trợ vốn cho các thương vụ mua bán. Do đó, thị trường mua bán và chuyển nhượng dự án có điều kiện thanh khoản tốt hơn.

- Như vậy, bên cạnh việc được luật pháp thừa nhận thì đâu là động lực chính cho việc mua bán và chuyển nhượng dự án BĐS trong thời gian tới, thưa ông?

+ Lý do để mua bán và chuyển nhượng dự án thì có nhiều, chẳng hạn chủ đầu tư gặp khó nên phải bán dự án là một dạng. Hoặc cũng có chủ đầu tư bán dự án đi để thoái vốn, chuyển đổi chiến lược phát triển, tái cấu trúc danh mục đầu tư,...

M&A bất động sản
Hoạt động mua bán và chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần
dự án BĐS được kỳ vọng sẽ làm thị trường sôi động hơn

Trên thực tế, người đi mua cũng nhiều kiểu. Chẳng hạn, có người đi mua để tích lũy thêm tài sản cho chính mình; có những chủ đầu tư mua dự án để nâng cấp và phát triển lên tầm mức mới; có những người mua tài sản để khai thác, sinh lời. Nói chung, bối cảnh mua bán dự án hiện nay là hết sức thuận lợi.

- Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang đứng trước áp lực rất lớn trong việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đặc biệt là BĐS. Vậy theo ông đâu sẽ là những người mua chính trong các thương vụ này?

+ Đối tượng mua dự án có thể là những người có khả năng thu xếp tài chính từ các nguồn khác nhau hoặc cũng có thể là nhà đầu tư trong nước sau thời gian phát triển tích lũy được khoản tiền mặt đáng kể. Trên thực tế, khoảng 2 năm trở lại đây, xuất hiện nhiều thương vụ giá trị từ vài trăm đến cả ngàn tỷ đồng đã được các nhà đầu tư trong nước thực hiện giao dịch, điển hình như  Novaland, Vingroup, FLC... Ngoài ra, người mua cũng có thể là nhà đầu tư nước ngoài với nguồn tiền dồi dào từ các quỹ đầu tư sẵn sàng đổi vào BĐS để tìm kiếm lợi nhuận.

Kinh nghiệm cho thấy, nhà đầu tư trong nước khi thực hiện các thương vụ thường quyết định rất nhanh vì thông thạo thủ tục, phong tục tập quán của nhau, hiểu ngôn ngữ, linh hoạt trong vấn đề thanh toán... Ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài thường tiến hành các thương vụ thận trọng và bài bản hơn. Mặc dù họ lựa chọn rất kỹ nhưng khi đã quyết thì mọi việc lại được tiến hành rất nhanh chóng, ngay cả với những thương vụ lớn.

Bài viết liên quan

Bán đất Bà Rịa Vũng TàuBán kho Bắc GiangNhà trọ Điện BiênVăn phòng Quảng BìnhCho thuê shophouse Trà VinhCho thuê shophouse Bắc KạnCho thuê căn hộ Lai ChâuCho thuê chung cư Hà NộiCho thuê nhà Hồ Chí MinhCho thuê nhà Bình PhướcBán chung cư Quận 9Bán nhà mặt phố Vĩnh LợiBán đất Đầm DơiPhòng trọ Diễn ChâuNhà trọ Đăk GleiCho thuê shophouse Thường TínCho thuê căn hộ An LãoCho thuê chung cư Trà BồngCho thuê nhà Văn LâmCho thuê nhà mặt phố Mường LaBán nhà mặt phố Xã Nhị ThànhVăn phòng Xã Ngọc QuanCho thuê căn hộ Xã Thạch HòaCho thuê nhà Phường 12Cho thuê nhà mặt phố Xã Nậm NhoóngBán đất Đường Đông TrạchBán đất Đường Nguyễn Thị LýBán Condotel Đường Trảng BomCho thuê chung cư Đường DX 609Cho thuê chung cư Đường NJ5Cho thuê Vinhomes Dragon BayBán nhà Kosy Mountain ViewChung cư Victoria VillageCăn hộ Lideco Quảng NinhChung cư K35 Tân MaiCho thuê chung cư Khu thương mại dịch vụ nhà ở Hoàn CầuCho thuê nhà D'. Metropole Hà TĩnhCho thuê căn hộ Vincom Rạch GiáCho thuê nhà Diamond City Đồng NaiCho thuê chung cư Hạ Long Marina