Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Đầu tư BĐS nhà ở sẽ là sóng đi lên giai đoạn 2022 - 2023

Với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong nhiều năm qua ở mức xấp xỉ 6-7%, Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến lý tưởng để đầu tư so với các nước trong khu vực, đặc biệt là mảng đầu tư vào thị trường bất động sản.

Việt Nam là một điểm nóng về đầu tư

Trong suốt những tháng nửa cuối năm 2021, tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Covid-19. Các nước được xem như đầu tàu trên thế giới gồm Mỹ, các nước châu Âu và các nước ở châu Á Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng chịu tác động nặng nề bởi Covid-19. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh Covid luôn là câu hỏi được đặt ra và ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển GDP của thế giới cũng như các cường quốc. Thị trường bất động sản Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Việt Nam vẫn luôn là một điểm nóng của thị trường trong khu vực bản đồ đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định, qua các thời kỳ khủng hoảng từ thế kỷ XIX, XX, XI thì các lĩnh vực đầu tư thường liên quan đến các vấn đề năng lượng (ở đây là dầu mỏ), vàng, kim loại quý và bất động sản. Đối với Việt Nam, đây là cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhìn thấy và để mắt đến chúng ta. Dù đang trong bối cảnh các dự án pháp lý và bất động sản Việt Nam gặp khó khăn nhưng các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn rất kiên nhẫn trong việc tham gia thị trường.

Đối với bối cảnh thị trường kinh tế thế giới cũng như thị trường Việt Nam, với hầu hết dẫn chứng là các nước ở Mỹ và Châu Âu thì bất động sản tăng đáng kể, đặc biệt là Mỹ. Trong năm 2021 vừa qua, giá trị bất động sản Mỹ tăng xấp xỉ 30-40% ở hầu hết các phân khúc về bất động sản nhà ở. Và tại Việt Nam, dù đang trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn nhưng bất động sản nhà ở vẫn có chiều hướng gia tăng trong nhiều khu vực, đặc biệt là các tỉnh thành phố lớn của Việt Nam.

Một vấn đề then chốt trong hoạt động đầu tư bất động sản tại Việt Nam hiện nay chính là yếu tố quỹ đất và các vấn đề pháp lý. Các nhà đầu tư đang có xu hướng mở rộng tài sản đầu tư là quỹ đất ở các thành phố vệ tinh xung quanh Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Nha Trang. Bên cạnh đó, các quỹ đất lớn là yếu tố mà họ rất quan tâm để mở rộng các khu đô thị sau này, đặc biệt là dọc theo tuyến đường của các thành phố có đường bờ biển dài. Ông Khương cho biết thêm, đối với nhà đầu tư nước ngoài, câu chuyện bất động sản nhà ở với dân số 100 triệu là một cơ hội rất tốt, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trung bình trong nhiều năm qua ở mức xấp xỉ 6-7%. Tuy mức độ đầu tư so với các nước khác rất nhỏ nhưng Việt Nam vẫn luôn là một điểm nóng của thị trường trong khu vực bản đồ đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

Bất động sản và chứng khoán sẽ vẫn đi lên trong năm 2022 - 2023

Nhận định về các đợt sóng bất động sản hay những đợt sốt đất được thị trường đặc biệt quan tâm trong thời gian qua, ông Khương nhận định, sóng thì luôn có điểm thấp và điểm cao, hoặc điểm tiệm cận dưới và điểm tiệm cận trên. Đối với thị trường bất động sản Việt Nam, sau những đợt khủng hoảng về tài chính, kinh tế, dịch bệnh thì dường như sức nén về đầu tư sẽ được bung ra rất lớn. Hiện tại dịch bệnh khiến các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rất khó khăn, do vậy dòng tiền sẽ chảy vào khu vực chứng khoán. Chứng khoán và bất động sản lại được xem là bình thông nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng đầu tư chứng khoán được, và vì thế bất động sản là cơ hội. Bất động sản là một câu chuyện muôn màu muôn vẻ. Đón sóng không dễ và không phải ai đầu tư cũng thành công.

Đầu tư chứng khoán và bất động sản nhà ở sẽ là chiều hướng của sóng đi lên trong 2022 - 2023

Trong năm 2022 - 2023, đối với những khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh, cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế còn khó khăn thì nguồn tiền trong nền kinh tế vẫn còn. Do vậy đầu tư chứng khoán và bất động sản nhà ở sẽ là chiều hướng của sóng đi lên trong 2022 - 2023.

Mặc dù vậy, ông Khương cũng chỉ ra những rủi ro mà nhà đầu tư cần lưu ý trong giai đoạn này: “Nếu nền kinh tế gặp khó khăn và dịch bệnh tiếp tục gây ra những hạn chế về giãn cách xã hội (nếu có) cũng như vấn đề khác liên quan đến nền kinh tế, thì tính thanh khoản của tài sản là rủi ro lớn nhất. Riêng về thị trường bất động sản nhà ở thì khó có thể giảm, bởi vì nguồn cung trên thị trường trong thời gian qua rất thiếu ở các phân khúc khác nhau, đặc biệt là phân khúc giá trị vừa phải và trung cấp. Đối với người dân, với khoảng tầm 1 - 3 tỷ đồng để mua một sản phẩm nhà ở tại các đô thị trọng điểm cũng là một câu chuyện lớn.

Để tận dụng những lợi thế của thị trường, cũng như tránh những rủi ro không đáng có, ông Khương đã đưa ra một số lời khuyên cho các nhà đầu tư có nhu cầu muốn đầu tư vào bất động sản trong thời gian tới. “Nếu các nhà đầu tư lướt sóng, đầu tư ngắn hạn thì cần cân nhắc lại phương án kinh doanh cũng như giảm thiểu kỳ vọng vì thị trường. Thị trường bây giờ không dành cho kiểu lướt sóng của nhiều năm trước. Do vậy cần phải cẩn thận, kết hợp với giảm thiểu sử dụng đòn bẩy tài chính để vay ngân hàng khi thời gian chờ đợi quá lâu thì công việc lướt sóng của chúng ta sẽ bị hạn chế bởi vì tiền lãi gia tăng nhưng biên độ lợi nhuận lại không bù đắp được số tiền lãi đó”.

Duy Bách

Nguồn: http://thanhnienviet.vn/2021/12/27/dau-tu-bds-nha-o-se-la-song-di-len-giai-doan-2022-2023

Bài viết liên quan

“BĐS cao cấp, hạng sang buộc môi giới phải hoàn thiện không ngừng”

Bất động sản cao cấp, hạng sang luôn chiếm tỉ trọng không nhỏ trong cơ cấu rổ hàng hóa của thị trường bất động sản. Một thực tế là trong khi nhà giá rẻ có dấu hiệu biến mất trên thị trường thì bất động sản cao cấp, hạng sang tiếp tục dồi dào nguồn cung với những đợt mở bán mới, những dự án mới được giới thiệu hoặc tung hàng trên thị trường.

“BĐS cao cấp, hạng sang buộc môi giới phải hoàn thiện không ngừng”

Chuyên gia bật mí 3 yếu tố giúp đầu tư BĐS công nghiệp thành công

Với sức mạnh thương mại nội vùng ở châu Á ngày càng tăng, các tập đoàn sản xuất hàng đầu đang thiết kế lại mạng lưới hậu cần và công nghiệp của họ. Châu Á sẽ tiếp tục là khu vực cung cấp nguồn hàng thành phẩm chính cho các thị trường tiêu dùng trên toàn cầu. Trong đó, Việt Nam là một trongnhững quốc gia sẽ dẫn đầu trong việc tăng cường sản xuất linh kiện và lắp ráp phụ, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy BĐS công nghiệp và hậu cần phát triển.

Chuyên gia bật mí 3 yếu tố giúp đầu tư BĐS công nghiệp thành công

Phân khúc BĐS nào “bứt tốc” nhờ nối lại đường bay?

Thị trường bất động sản công nghiệp đã ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực, trở thành lĩnh vực nổi bật thu hút nguồn vốn FDI về Việt Nam. Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhận định quyết định mở cửa đường bay vào ngày 15/3 sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp cận dự án khu công nghiệp tại Việt Nam dễ dàng hơn. Điều này sẽ tạo bước tiến lớn cho đà tăng trưởng của phân khúc này trong năm 2022.

Phân khúc BĐS nào “bứt tốc” nhờ nối lại đường bay?
Bán kho Hồ Chí MinhBán căn hộ Yên BáiBán căn hộ Bình PhướcBán chung cư Bắc NinhBán nhà mặt phố Gia LaiBán đất Hà NộiCho thuê chung cư Quảng NamCho thuê nhà Hòa BìnhCho thuê biệt thự Quảng BìnhCho thuê biệt thự Vĩnh LongBán shophouse Thuận ThànhBán đất Quận 1Bán kho Quảng YênBán chung cư Mai ChâuBán nhà Bắc YênPhòng trọ Đống ĐaCho thuê chung cư Kiên LươngCho thuê nhà Đà LạtCho thuê biệt thự Di LinhCho thuê nhà mặt phố Huyện Duyên HảiBán nhà Xã Nông ThượngBán biệt thự Phường Quang TrungCho thuê shophouse Xã Nhị LongCho thuê nhà Phường An LạcCho thuê nhà Xã Pá MỳBán shophouse Đường Rọc ChuBán biệt thự Phố Ngọc KhánhNhà trọ Đường Tây SơnCho thuê biệt thự Đường 39CCho thuê biệt thự Đường 113363Bán nhà KDC An SươngCho thuê căn hộ Khu dân cư Sơn TịnhCho thuê chung cư Harmony SquareCho thuê nhà Phương Trường An 6Cho thuê nhà KĐT Anh Dũng 5Cho thuê căn hộ KĐT Hương Sen GardenChung cư New Times CityChung cư Hoàng Kim RiversideChung cư KĐTM Cẩm VănCho thuê căn hộ Đức Việt