Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Diện Tích Sàn Là Gì? Cách Tính Diện Tích Sàn Và 4 Hạng Mục Đi Kèm

Diện tích sàn cho biết tổng diện tích có thể sử dụng trong một công trình (gồm cả hành lang, ban công, sàn tầng kỹ thuật, tầng mái, tầng tum, tầng hầm, tầng nửa hầm,…). Con số này được tính trước khi xây dựng nhằm giúp chủ đầu tư dự toán trước chi phí và hoàn tất hồ sơ xin cấp phép thi công công trình.

Bài viết dưới đây của Muonnha.com.vn sẽ giúp các bạn tìm hiểu xem công thức tính diện tích sàn là gì. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ mở rộng thêm các lưu ý khi tính diện tích mặt sàn cũng như một số diện tích liên quan khác trong xây dựng để các bạn tiện theo dõi.

1. Diện Tích Sàn Là Gì?

Diện tích mặt sàn hay còn gọi là diện tích mặt sàn xây dựng là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực thiết kế và thi công công trình. Có thể nói đây là một thông số được thể hiện trong hầu hết các bản vẽ cũng như giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu.

Vậy thuật ngữ này có được sử dụng ở phạm vi quốc tế không và diện tích sàn tiếng Anh là gì? Câu trả lời là có. Thuật ngữ quốc tế của diện tích mặt sàn xây dựng là “Gross Floor Area” hay thường được viết tắt là GFA trên các bản thiết kế.

mô hình ngôi nhà trên bản vẽ thiết kế
Diện tích sàn thường được thể hiện bằng kí tự GFA trên bản thiết kế

Thường thì diện tích mặt sàn sẽ được sử dụng để định giá thi công, dự toán công trình (bao gồm cả tiền vật liệu xây dựng cũng như tiền nhân công). Ngoài ra, diện tích này cũng được dùng trong trường hợp thiết kế nhà, thiết kế nội thất hoặc bàn giao công trình,...

Diện Tích Sàn Xây Dựng Là Gì?

Người ta định nghĩa diện tích mặt sàn của một tầng là tổng diện tích sàn được xây dựng trên thực tế của sàn đó. Trong đó, phần diện tích này sẽ bao gồm cả tường bao bên ngoài, một số phần khác thuộc về mặt sàn đang tính như lô gia, ban công, hành lang, cầu thang, giếng trời, các hộp kỹ thuật, ống khói (nếu có),...

Tổng Diện Tích Sàn Xây Dựng Là Gì?

Tổng diện tích mặt sàn sẽ được xác định bằng cách cộng tất cả diện tích mặt sàn các tầng tính được trong phạm vi ngôi nhà đó. Trong đó các tầng được tính bao gồm cả tầng trên mặt đất và dưới lòng đất. Một số dạng sàn đặc biệt như tầng áp mái, hiên nhà, sân phơi hay diện tích kho chứa đi kèm theo nhà đều được tính chung trong tổng diện tích mặt sàn xây dựng nói trên.

bản vẽ chi tiết thiết kế các phòng chức năng của căn hộ
Tổng diện tích mặt sàn được tính bằng cách cộng tất cả diện tích mặt sàn các tầng trong phạm vi ngôi nhà

2. Cách Tính Diện Tích Sàn Xây Dựng Theo Quy Định

Nhìn chung tùy vào mục đích sử dụng, con số tính toán cũng như sự sáng tạo của kỹ sư công trình mà chúng ta có nhiều cách để tính diện tích mặt sàn xây dựng. Tuy nhiên vẫn có một công thức tổng quát chuẩn nói chung. Vậy công thức tính diện tích sàn là gì?

Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Các loại diện tích khác đi kèm (phần móng, mái, sân, tầng hầm,…)

Như vậy, căn nhà được chia ra thành bao nhiêu loại không gian sử dụng thì bạn chỉ cần cộng tổng bấy nhiêu diện tích là ra được tổng diện tích sàn xây dựng.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thông tư hướng dẫn tính diện tích sàn xây dựng được bộ xây dựng quy định chi tiết.

Cách Tính Diện Tích Mặt Sàn Sử Dụng

Để có thể thu được kết quả của loại diện tích này bạn chỉ cần cộng tổng tất cả các diện tích thực dùng trong nhà, có mái che phủ hoặc nằm bên trong phạm vi tường bao bên ngoài. Các mặt sàn bê-tông, mặt sàn lợp mái chứ không đổ trần hoặc cầu thang lộ thiên,... đều tính trong diện tích mặt sàn sử dụng.

Lưu ý phần diện tích này sẽ được tính bằng 100%.

Cách Tính Các Diện Tích Đi Kèm

Các diện tích khác đối với một công trình bình thường sẽ bao gồm diện tích phần móng nhà, các sân bãi thuộc căn nhà, bể phốt hoặc bể nước ngầm,... Các diện tích này một số nhà thầu hoặc đơn vị quản lý xây dựng sẽ gọi là diện tích phần thô. Tuy nhiên các dạng diện tích này cần được tính tách riêng vì chúng sẽ không được thể hiện bằng 100 như đối với diện tích mặt sàn sử dụng bên trên.

Trong phạm vi bài viết lần này chúng tôi sẽ đề cập đến cách tính diện tích phần thô thông qua tổng diện tích móng, hầm, sân thượng hoặc sân có mái che,...

Cách Tính Diện Tích Móng Nhà

Để có thể xác định được con số thể hiện diện tích móng căn nhà chuẩn nhất thì bạn cần xem mình đang thiết kế móng theo dạng nào. Hiện nay một số loại móng nhà phổ biến sẽ bao gồm: móng đơn, móng bè và móng cọc. Vậy sự ảnh hưởng của từng loại móng này đối với diện tích sàn là gì?

  • Loại móng đơn sẽ được quy đổi bằng 20 - 25% diện tích mặt sàn tầng 1 căn nhà.
  • Loại móng cọc sẽ được quy đổi bằng 30 - 40% diện tích mặt sàn tầng 1 căn nhà.
  • Loại móng bè sẽ được quy đổi bằng 40 - 60% diện tích mặt sàn tầng 1 căn nhà.

Với nhà thiết kế nhà trên nền bê tông cốt thép hoặc có dầm thì phần này được quy đổi bằng 20 - 25% diện tích tầng 1 căn nhà đó. Các dạng gia cố nền đất, nền nhà bằng dạng vật liệu khác thì bạn nên tham khảo cách tính theo quy định của cơ quan có thẩm quyền sở tại.

Bài viết liên quan:

>> Những loại móng cơ bản nhất định phải biết trước khi xây nhà

Cách Tính Diện Tích Hầm Ngầm

Đối với diện tích hầm ngầm người ta sẽ tiến hành quy đổi diện tích tùy theo độ sâu của căn hầm trong thiết kế. Lưu ý mốc chuẩn để bắt đầu tính độ sâu của căn hầm là code vỉa hè chính thức trên con đường (hoặc khu vực) được xác định trên giấy phép xây dựng. Trong một số văn bản người ta có thể sử dụng thuật ngữ “code đỉnh ram hầm” thay cho code vỉa hè như trên.

mặt trước của một tòa nhà
Hầm ngầm thuộc căn nhà cũng được tính trong diện tích sàn xây dựng

Theo đó ta có các mốc quy đổi như sau:

Độ sâu tương ứng Quy đổi diện tích
Với độ sâu từ 1 - 1,5m Tính bằng 150% diện tích
Với độ sâu từ 1,5 - 2m Tính bằng 170% diện tích
Với độ sâu từ 2m trở lên Tính bằng 200% diện tích

Cách Tính Diện Tích Phần Sân

Không ít người đang có ý định xây nhà vẫn thắc mắc không biết sự ảnh hưởng của sân vườn với diện tích sàn là gì. Đây sẽ là câu trả lời giúp bạn tính toán dễ dàng hơn:

Diện tích sân Quy đổi diện tích
Dưới 20m2 100% diện tích
Dưới 40m2 70% diện tích
Trên 40m2 50% diện tích

Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng phần sân này cần thỏa mãn một số đặc điểm như có cột đỡ chắc chắn, có lát gạch nền cũng như tường rào bao quanh.

Cách Tính Diện Tích Mái Nhà Và Sân Thượng Đi Kèm Nếu Có

Riêng đối với phần mái bạn cũng cần xác định xem nhà mình đang có thiết kế mái dạng nào để chọn cách quy đổi diện tích tương ứng. Ví dụ như:

Loại mái Quy đổi diện tích
Mái bê tông cốt thép 50% diện tích
Mái ngói và có khung sắt 60% diện tích
Mái bê tông cốt thép có ngói 85% diện tích
Mái bê tông cốt thép lát gạch 10% diện tích
Mái tôn 30% diện tích
Mái ngói BTCT 100% diện tích
Mái Tole 30% diện tích
Mái chống thấm, xây bao quanh và nâng cao 15% diện tích
Mái chống nóng, xây bao quanh và nâng cao 30 - 50% tùy tình hình xây dựng thực tế
Mái là dạng mái trần thạch cao Cộng thêm 25% vào diện tích mái chung

ngôi nhà có mái độc đáo
Tùy vào dạng mái của căn nhà sẽ có cách quy đổi diện tích khác nhau

Ngoài ra đối với sân thượng đi kèm theo nhà chúng ta quy đổi diện tích như sau:

Sân thượng Quy đổi diện tích
Sân thượng nói chung không có mái che 50% diện tích mặt sàn tầng dưới
Sân thượng như trên nhưng có mái che 75% diện tích mặt sàn tầng dưới
Sân thượng có mái, có giàn bê tông hoặc lam sắt làm ban công, trang trí, có tường bao trên 1m 100% diện tích tùy tình hình xây dựng thực tế
Sân thượng chí có nền nhà và tường bao quanh từ 1m 50% diện tích

Trên đây là một số dạng diện tích phần thô quan trọng và phổ biến khi cần tính toán diện tích xây dựng nói chung. Khi tính toán thực tế bạn nên xem kỹ lại bản thiết kế để tránh trường hợp bỏ sót một số hạng mục đi kèm. Vậy các hạng mục xây thêm có ảnh hưởng đến diện tích sàn là gì? Chúng có thể là phần lô gia, cầu thang (tương đương 100% diện tích) hoặc bể nước, bể phốt (60 - 75% diện tích),...

3. Phân Biệt Diện Tích Sàn Và Diện Tích Xây Dựng

Có khá nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm diện tích xây dựng và diện tích mặt sàn xây dựng. Trên thực tế đây là hai khái niệm tương đối gần gũi và có tác động lên nhau. Vậy sự khác biệt giữa diện tích xây dựng và diện tích sàn xây dựng hay diện tích sàn là gì?

Trước hết bạn có thể hiểu đơn giản diện tích xây dựng là diện tích mặt sàn được sử dụng trên thực tế. Nếu bạn muốn biết khái niệm đầy đủ của diện tích xây dựng thì nó là diện tích được tính từ mép tường này đến mép tường bên kia của căn nhà.

Minh họa bản vẽ thiết kế nhà
Bạn nên phân biệt chuẩn diện tích xây dựng và diện tích sàn

Diện tích xây dựng có thể được thể hiện bằng diện tích tim tường, thông thủy hoặc diện tích ở và diện tích phụ. Thường thì diện tích xây dựng sẽ được đề cập nhiều nhất trong quá trình thi công hoàn thiện nhà sau khi có phần thô. Theo một cách nào đó thì diện tích mặt sàn là một trong những thông số quan trọng của diện tích xây dựng.

Hiện nay chỉ riêng phần mái của căn nhà không hẳn thuộc diện tích xây dựng trong mọi trường hợp. Nếu bạn muốn tính chuẩn nhất diện tích xây dựng của một căn nhà thì nên căn cứ vào con số thể hiện diện tích thông thủy là gì trong bản thiết kế.

Muonnha.com.vn vừa giúp bạn đọc tìm hiểu diện tích sàn là gì và cách tính diện tích một số hạng mục trong xây dựng nhà ở. Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ hữu ích, đặc biệt với các chủ đầu tư. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những thông tin trên đây để tự đọc bản vẽ ngôi nhà tương lai của mình cũng như tự điều chỉnh sao cho không gian sống trở nên tối ưu nhất.

NT

Xem thêm:

>> Cách Tính M2 Xây Dựng Theo Quy Chuẩn Mới Nhất 2022

>> Lộ giới là gì? Xây nhà cần cách lộ giới bao nhiêu mét?

Nguồn: http://thanhnienviet.vn/2020/12/18/dien-tich-san-la-gi-phan-biet-dien-tich-san-va-dien-tich-xay-dung

Bài viết liên quan

Nhà di động - mô hình nhà ở độc đáo có thể bạn chưa biết

Thời gia qua, mô hình nhà di động đang nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ giới đầu tư. Tuy nhiên, không giống như ở nước ngoài, nhà di động có đôi chút khác biệt khi du nhập vào Việt Nam. Vậy nhà di động là gì, đặc điểm kiến trúc ra sao? Muonnha.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm để có hướng đầu tư tốt nhất vào loại hình bất động sản này.

Nhà di động - mô hình nhà ở độc đáo có thể bạn chưa biết

Nhà gác lửng - điểm nhấn ấn tượng cho không gian kiến trúc

Nhà gác lửng là mô hình nhà ở khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, không nhiều gia chủ, thậm chí cả kiến trúc sư có thể nắm được các nguyên tắc thiết kế đối với mô hình này. Vì vậy, bài viết dưới đây của Muonnha.com.vn sẽ chia sẻ một số thông tin giúp bạn nắm được nhà gác lửng là gì, các đặc điểm kiến trúc, và gợi ý một số mẫu nhà gác lửng cấp 4 đẹp, hợp xu thế.

Nhà gác lửng - điểm nhấn ấn tượng cho không gian kiến trúc
Bán shophouse Hồ Chí MinhBán Condotel Phú YênBán căn hộ Hà TĩnhBán nhà Hải PhòngBán biệt thự Bình DươngPhòng trọ Bắc KạnVăn phòng Hà NộiVăn phòng Khánh HòaCho thuê nhà Bạc LiêuCho thuê nhà mặt phố Bình ĐịnhBán đất Bến CầuBán kho Phú LươngBán kho Quảng XươngBán căn hộ Cầu KèBán nhà mặt phố Hà ĐôngBán đất Tân ChâuCho thuê shophouse Thọ XuânCho thuê căn hộ Trạm TấuCho thuê chung cư Phú NhuậnCho thuê nhà mặt phố Lê ChânBán đất Xã Phước LâmBán căn hộ Xã Bế TriềuCho thuê chung cư Xã Đa TốnCho thuê chung cư Xã Minh KhaiCho thuê biệt thự Xã Vĩnh Lộc BBán căn hộ Đường DHA2Bán biệt thự Đường Khuê Mỹ Đông 3Bán biệt thự Đường Trịnh Thị MiễnPhòng trọ Đường Bàu Mạc 21Văn phòng Đường Long Cảnh TâyCho thuê nhà Regal Legend Quảng BìnhCho thuê căn hộ Khang Thông Thanh XuânCăn hộ 203 Nguyễn TrãiChung cư Aqua Bay Sky ResidencesCăn hộ Golden CitiCho thuê căn hộ New Era CityCho thuê chung cư KĐT dịch vụ Bàu BàngCho thuê The Sun City Eco islandCho thuê nhà CSJ TowerCăn hộ Chí Linh Center