Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

"Điều kiện ràng buộc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là hợp lý"

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mới đây đã bỏ quy định người nước ngoài cứ có visa nhập cảnh vào Việt Nam được mua nhà, điều này gây thất vọng cho các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS)

Nhìn nhận về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND Tp.HCM lại có góc nhìn khác khi chia sẻ với báo chí bên hành lang kỳ họp Quốc hội lần này.

Thực hiện Nghị quyết 19 thí điểm cho người nước ngoài mua, sở hữu nhà tại Việt Nam đã được 6 năm nhưng đến thời điểm này mới chỉ có gần 200 trường hợp được mua nhà ở.

- Điều kiện để người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam theo dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) là "phải học tập, làm việc, sinh sống tại Việt Nam". Các chuyên gia nhận xét quy định này bảo thay đổi mà như không. Bà có nhận định gì về việc này?

người nước ngoài sở hữu nhà
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND Tp.HCM

Đây là vấn đề tế nhị. Mong muốn sở hữu nhà ở của người Việt Nam cũng như người nước ngoài là nhu cầu bình thường, nên khuyến khích.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là so với nhiều nước trên thế giới, tỷ giá đồng tiền, mức sống và điều kiện của người Việt Nam có độ chênh lệch nhất định.

Người Việt Nam làm công ăn lương thường có thu nhập thấp, chắt chiu, dành dụm cả đời mới mua được căn nhà chừng 500-700 triệu đồng. Nhưng thu nhập của người nước ngoài (kể cả người làm việc tại Việt Nam) bình quân lương của họ vài ngàn đô, có khi hàng chục ngàn đô mỗi tháng, nên việc mua một chung cư cao cấp đối với họ rất dễ.

Vì vậy, khi chúng ta "mở" cho người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam thì phải cân nhắc nhiều khía cạnh,
nhằm tránh "mở" quá sẽ tạo kẽ hở pháp luật, gây nên tình trạng đầu cơ, trục lợi chứ không phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của họ. Từ đó, tôi cho rằng dự thảo Luật đưa ra những “hàng rào” kiểm soát là hợp lý, cần thiết.

- Theo bà, các DN BĐS cho rằng việc “thắt chặt” quy định cho người nước ngoài mua nhà là bỏ qua cơ hội vực dậy nhanh hơn thị trường BĐS đang "đóng băng" có đúng không?

Khi chúng ta "mở bung" hết thì có thể thị trường BĐS sẽ được khơi thông và giải quyết lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên, khi "mở" quá đà thì hậu quả về sau sẽ không lường hết được. Vì thế, phải tiến hành từng bước một, vấn đề sở hữu đất đai giữa pháp luật Việt Nam với nước ngoài còn khác nhau nhiều lắm.

người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Hiện nay, người nước ngoài vẫn khó mua, sở hữu nhà ở Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước chỉ là đại diện quản lý. Còn các nước thì đất đai là sở hữu tư nhân nên với người nước ngoài việc họ mua một căn nhà hay một mảnh đất là chuyện bình thường. Tôi có tiền và đáp ứng được các quy định của pháp luật thì tôi mua.

Tuy nhiên, Việt Nam không như vây. Vì thế, dự thảo Luật có quy định cho người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam thì cũng phải điều kiện ràng buộc, “dựng” lên hang rào để quản lý chặt chẽ.

Đơn cử, như người nước ngoài được mua như thế nào, vị trí, điều kiện, thời hạn sở hữu ra sao, rồi cam kết công việc, cư trú trong bao lâu.

- Các nhà đầu tư nước ngoài phản ánh như thế nào về chuyện Luật vẫn quá chặt trong khi gạt ra ngoài lượng lớn khách hàng tiềm năng cho thị trường BĐS trong những lần tiếp xúc với bà?

Các nhà đầu tư tất nhiên luôn luôn kiến nghị để làm sao hệ thống pháp luật thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, cuộc sống của họ. Như tôi đã nói ở trên, việc người nước ngoài, nhất là người làm ăn kinh doanh tại Việt Nam thì nhu cầu có một chỗ ở lâu dài, ổn định là chính đáng.

Chúng ta cần tạo điều kiện để người nước ngoài có được chỗ ở ổn định nhưng cũng phải nghĩ tới nhiều yếu tố khác, lường trước hết tất cả những hệ luỵ có thể nảy sinh nếu như “mở toang” hết cửa cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam.

Pháp luật của mỗi nước sẽ quy định khác nhau về vấn đề này nên chúng ta cũng phải cân nhắc cho kỹ lưỡng để đảm bảo ổn định trật tự xã hội, quyền của người mua nhà về sau này cũng như đảm bảo luật pháp của Việt Nam về lâu dài.

Nguồn: https://batdongsan. com.vn/phan-tich-nhan-dinh/dieu-kien-rang-buoc-nguoi-nuoc-ngoai-mua-nha-tai-viet-nam-la-hop-ly-ar64017

Bài viết liên quan

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau

Mặc dù đã qua nhiều lần bàn thảo, lấy ý kiến, tiếp thu, chỉnh sửa theo hướng mở rộng đối tượng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, song “mở” đến đâu, “ thắt” thế nào vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi xung quanh dự án luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở.

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau
Bán shophouse Bà Rịa Vũng TàuBán căn hộ Quảng NinhBán căn hộ Quảng BìnhBán chung cư Quảng NamBán nhà mặt phố Lâm ĐồngBán đất Hồ Chí MinhVăn phòng Thừa Thiên HuếCho thuê kho Điện BiênCho thuê shophouse Hà NộiCho thuê nhà Bắc KạnBán kho Vĩnh ThạnhBán biệt thự Cát HảiBán biệt thự Phú BìnhBán đất U minh ThượngNhà trọ Krông NăngCho thuê shophouse Hà TiênCho thuê căn hộ Long BiênCho thuê biệt thự Quận 3Cho thuê biệt thự Thới BìnhCho thuê biệt thự Đức TrọngBán Condotel Xã Trung DũngBán kho Phường Hoàng LiệtBán chung cư Phường Thủ ThiêmBán nhà Xã Vinh HiềnVăn phòng Xã Đồng YênBán đất Phố Kim Mã ThượngBán đất Đường Hưng Lân 1Văn phòng Đường Huỳnh Ngọc ĐủCho thuê shophouse Đường Ngô Văn LớnCho thuê căn hộ Đường Phạm Văn ChấtCho thuê căn hộ Lạng Sơn Green ParkCho thuê chung cư AzuraCăn hộ Mỹ Đình PearlCho thuê Đảo Hoa PhượngChung cư Đông Dương GreenBán nhà Bình An ApartmentCho thuê nhà KĐT Danko CityChung cư Golden City Tây NinhCăn hộ Buôn Hồ Central ParkBán nhà Đức Việt