Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Định Mức Xây Dựng Tại Việt Nam Cập Nhật Mới Nhất 2022

Đối với những ai đang làm trong lĩnh vực dự toán, thiết kế xây dựng chắc chắn luôn cần cập nhật các thông tin liên quan đến định mức xây dựng. Đây được coi như phần quan trọng hàng đầu để vạch ra nhiều chi phí cụ thể như tổng mức đầu tư, dự toán, giá dự thầu,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp những quy định mới nhất liên quan đến vấn đề này.

1. Định Mức Xây Dựng Là Gì?

Có thể nói đây là kiến thức cơ bản và quan trọng mà bất cứ kỹ sư xây dựng nào cũng cần nằm lòng.

Định mức xây dựng hay còn được biết đến bằng thuật ngữ tiếng Anh là “Construction Norm”. Khái niệm này chỉ các quy định chung do cơ quan thẩm quyền cấp quốc gia ban hành nhằm xác định mức độ hao phí cần thiết để hoàn thành một hạng mục cụ thể nào đó trong xây dựng. Mức độ hao phí này bao gồm các yếu tố như vật liệu, máy móc và nhân công.

 Định mức xây dựng cho phép nhà đầu tư biết được hao phí tối thiểu của công trình

Định mức xây dựng cho phép nhà đầu tư biết được hao phí tối thiểu của công trình

Định mức xây dựng ở Việt Nam hiện nay đã được xây dựng thành một hệ thống cụ thể, gồm nhiều trị số khác nhau. Chúng chủ yếu được trình bày theo đơn vị đo thực tế và sẽ giữ nguyên trong các trường hợp cụ thể, tuy nhiên riêng đơn giá có thể linh hoạt thay đổi theo diễn biến chung của thị trường.

Hiện nay định mức xây dựng được lập lên để đáp ứng các cơ sở sau:

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Các quy phạm kỹ thuật chung về chuyên môn thiết kế, thi công sẽ được nghiệm thu.

- Mức cơ giới hóa trung bình trong lĩnh vực xây dựng.

- Biện pháp thi công cụ thể và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng.

2. Định Mức Xây Dựng Dùng Để Làm Gì?

- Thứ nhất, định mức xây dựng là cơ sở để các nhà đầu tư lập lên các dự toán lớn bao gồm: tổng đầu tư, dự toán thi công xây dựng. Đồng thời, định mức này cũng giúp nhà đầu tư có phương án quản lý chi phí đầu tư hợp lý hơn, dễ dàng huy động vốn.

- Thứ hai, hỗ trợ Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án đầu tư các công trình xây dựng nhà ở,  công trình khác.

- Thứ ba, là căn cứ để các nhà đầu tư chọn được nhà thầu tối ưu nhất với công trình của mình.

- Thứ tư, là căn cứ để các Ngân hàng thương mại tiến hành cấp vốn khi nhà đầu tư có nhu cầu vay vốn phục vụ kế hoạch thi công.

- Thứ năm, là cơ sở để so sánh các phương án thiết kế xây dựng, thi công công trình để từ đó chọn ra phương án tối ưu.

3. Phân Loại Định Mức Xây Dựng

Tại Việt Nam, định mức xây dựng hiện được chia thành 2 loại:

Định Mức Kinh Tế - Kỹ Thuật

Định mức kinh tế - kỹ thuật là loại định mức xây dựng đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm. Đây là cơ sở để các nhà đầu tư quản lý các loại chi phí cần thanh toán trong một quá trình đầu tư xây dựng nhất định. Thông thường loại định mức này sẽ được áp dụng tại các khâu như lập dự toán, sản xuất và thi công.

 Định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng nhiều trong khâu lập dự toán công trình

Định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng nhiều trong khâu lập dự toán công trình

Định mức kinh tế - kỹ thuật lại được chia thành 3 nhóm nhỏ gồm:

- Thứ nhất, định mức cơ sở. Đây là định mức quy định khoảng hao tổn khi sử dụng vật liệu, lao động và thiết bị thi công trong quá trình xây dựng.

- Thứ hai, định mức dự toán xây dựng. Đây vẫn là định mức quy định khoảng hao tổn khi sử dụng vật liệu, lao động và thiết bị thi công trong quá trình xây dựng nhưng đặt trong các điều kiện khách quan của gói thầu.

Các điều kiện khách quan này bao gồm các yêu cầu thực tế về mặt kỹ thuật, điều kiện thi công cụ thể cũng như biện pháp thi công được áp dụng. Thông thường định mức dự toán xây dựng sẽ tính ra mức hao phí để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định.

- Thứ ba, định mức vật tư. Đây là định mức quy định sự hao phí của từng loại vật liệu riêng biệt trong quá trình thi công.

Định Mức Chi Phí

Định mức chi phí còn được biết đến như định mức tỷ lệ. Định mức này được xác định là cơ sở thành lập đơn giá trong xây dựng. Nhiều chi phí phục vụ trong quá trình đầu tư xây dựng như chi phí tư vấn đầu tư, chi phí quản lý dự án, chi phí chung, chi phí phát sinh theo đầu việc, các chi phí khác,... đều được xác lập dựa vào định mức chi phí.

Định mức chi phí còn được gọi là định mức tỷ lệ

Định mức chi phí còn được gọi là định mức tỷ lệ

Định mức chi phí hiện được chia làm 2 loại gồm:

  • Định mức biểu hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%).
  • Định mức biểu hiện dưới dạng giá trị.

4. Các Quy Định Về Lập Và Quản Lý Định Mức Xây Dựng Tại Việt Nam

Trước năm 2021, Việt Nam chủ yếu áp dụng căn cứ xác lập định mức xây dựng từ Luật Xây dựng năm 2020, Thông tư số 10/2019/TT-BXD ban hành ngày 26/12/2019 và Thông tư số 16/2019/TT-BXD ban hành ngày 26/12/2019. Tuy nhiên kể từ sau năm 2021, định mức xây dựng đã có những thay đổi đáng kể:

Căn Cứ Xác Lập Định Mức Xây Dựng

Vào ngày 9/2/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về việc quản lý chi phí dùng trong đầu tư xây dựng. Để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BXD để hướng dẫn chi tiết việc lập định mức dùng trong xây dựng đã được đề cập trong Nghị định nói trên của Chính phủ. Thông tư số 12/2021/TT-BXD đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/2021 và thay thế hoàn toàn cho Thông tư số 10/2019/TT-BXD trước đó.

Như vậy căn cứ xác lập định mức dùng trong xây dựng tại nước ta tính đến năm 2022 vẫn là Thông tư số 12/2021/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành. Tất cả các nhà đầu tư, nhà thầu đều sử dụng định mức xây dựng mới nhất 2021.

 Toàn văn Thông tư số 12/2021/TT-BXD

Toàn văn Thông tư số 12/2021/TT-BXD

Đối Tượng Áp Dụng Định Mức Xây Dựng Mới

Các đối tượng cần áp dụng định mức mới được ban hành năm 2021 của Bộ Xây dựng bao gồm các tổ chức cũng như cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xác định và quản lý chi phí của các dự án đầu tư xây dựng. Các cá nhân hoặc tổ chức này đồng thời thuộc diện đang chịu trách nhiệm thi hành Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ban hành ngày 9/2/2021 của Chính phủ.

Các Yêu Cầu Của Một Bản Định Mức Xây Dựng Đạt Chuẩn

Các bản định mức dùng trong xây dựng yêu cầu độ chính xác rất lớn vì một sai sót nhỏ trên giấy tờ cũng có thể dẫn đến sai sót lớn trong việc thi công và nghiệm thu công trình trên thực tế. Vì lý do này mà định mức dùng trong xây dựng cần đáp ứng được các yêu cầu như sau:

- Có sử dụng các luận cứ khoa học liên quan đến kỹ thuật, tài chính nhằm chứng minh tính đúng đắn của giá dự thầu, dự trù kinh phí thi công.

- Định mức đưa ra cần đáp ứng được đến giai đoạn công trình đã tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu thực tế của việc thiết kế cũng như thi công.

- Trong định mức có nêu rõ và sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng. Lưu ý, các kinh nghiệm xây dựng tiên tiến cũng được tính vào trường hợp này.

- Kết cấu chung của công trình phải đồng bộ theo các quy chuẩn chung, áp dụng được ở điều kiện khách quan bình thường, phù hợp với cơ giới tính đến thời điểm lập định mức.

5. Các Lưu Ý Liên Quan Đến Định Mức Dự Toán Xây Dựng Công Trình

Như Muonnha.com.vn đã đề cập ở trên, định mức dự toán bao gồm mức hao tổn vật liệu, nhân công và máy móc cho một khối lượng công việc xây dựng tổng hợp. Hiện nay định mức dự toán có thể được trình bày dưới dạng trị số tuyệt đối hoặc trị số tương đối mô phỏng theo phần trăm (%).

Các Loại Định Mức Dự Toán Theo Thông Tư Số 12/2021/TT-BXD

Theo Thông tư mới nhất được ban hành bởi Bộ Xây dựng, các loại định mức dự toán đang được áp dụng bao gồm:

  • Định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình.
  • Định mức dự toán xây dựng công trình.
  • Định mức dự toán lắp đặt hệ thống kỹ thuật của công trình.
  • Định mức dự toán lắp đặt máy và thiết bị công nghệ.
  • Định mức dự toán thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
  • Định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng.
  • Định mức sử dụng vật liệu xây dựng.
  • Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư.

Dự Toán Xây Dựng Công Trình Xét Đến Các Hao Phí Nào?

Dự toán xây dựng công trình ở nước ta hiện đang xét đến 3 loại hao phí chính:

Định Mức Hao Phí Vật Liệu

Để tính ra hao phí vật liệu cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng, người ta thường xác định số lượng nguyên vật liệu chính, phụ cần thiết. Ngoài ra cũng cần xác định cấu kiện, bộ phận riêng lẻ, vật liệu luân chuyển chưa được tính trong chi phí chung.

 Hao phí vật liệu được xác định bằng số vật liệu chính, phụ cần thiết

Hao phí vật liệu được xác định bằng số vật liệu chính, phụ cần thiết

Các lưu ý cụ thể liên quan đến loại định mức này bao gồm:

  • Hao phí đối với vật liệu phụ được tính theo % chi phí mua vật liệu chính.
  • Hao phí đối với vật liệu chính được tính theo đơn vị tính cụ thể của mỗi loại vật liệu.
  • Định mức hao phí cát bao gồm cả tỷ lệ bị hao hụt do đặc tính riêng của cát có độ dôi đặc trưng.
  • Định mức hao phí vật liệu cần bao gồm tỷ lệ hao hụt chung sau quá trình thi công.


Định Mức Hao Phí Lao Động

Hao phí lao động xác định thông qua số ngày công mà các công nhân thi công trực tiếp và các công nhân phục vụ cần dùng để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định trong công tác xây dựng. Lưu ý, số ngày được xác định tại định mức bao gồm số ngày cần thiết để thực hiện từ khâu chuẩn bị cho đến ngày kết thúc việc thi công.

Số ngày công được đề cập trong trường hợp này xác định dựa trên cấp bậc trung bình của cả công nhân thi công trực tiếp và công nhân chỉ tham gia công tác phục vụ công trình.

Định Mức Hao Phí Máy Móc Thi Công

Hao phí máy móc thi công cũng được xác định dựa theo số ca làm việc của cả máy trực tiếp thi công cũng như máy phục vụ cho công trình. Tuy nhiên hao phí máy phục vụ ở đây chỉ được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) chi phí của máy thi công trực tiếp.

6. Hệ Thống Giá Xây Dựng Công Trình Bao Gồm Những Loại Nào?

Giá công trình xây dựng thường đề cập đến các yếu tố như giá vật liệu xây dựng, giá nhân công và giá ca máy, thiết bị thi công cần sử dụng. Hệ thống giá xây dựng công trình tại Việt Nam đang được chia dựa theo các tiêu chí sau:

Xét Theo Quy Trình Đầu Tư Công Trình

Nếu xét theo quy trình đầu tư công trình thì có 2 loại đơn giá gồm:

- Đơn giá khảo sát: đơn giá khảo sát là cơ sở để đưa ra dự trù vốn đầu tư xây dựng cũng như xác định các dự toán chi phí công tác khảo sát xây dựng. Đơn giá này được dùng trong công tác đấu thầu và ký kết hợp đồng.

- Đơn giá xây dựng: đơn giá xây dựng sẽ lập dự toán dùng trong một khối lượng công việc thực hiện theo mặt bằng giá chung. Loại đơn giá này dùng khi ước lượng tổng mức đầu tư và dự toán đầu tư xây dựng công trình.

 Hệ thống giá xây dựng công trình gồm đơn giá khảo sát và đơn giá xây dựng

Hệ thống giá xây dựng công trình gồm đơn giá khảo sát và đơn giá xây dựng

Xét Theo Mức Độ Chi Tiết

Nếu xét theo mức độ chi tiết thì chúng ta cũng có 2 loại đơn giá:

- Đơn giá chi tiết: đơn giá này được dùng trong trường hợp cần xác định hao phí cho một công tác xây dựng riêng hoặc hoặc một bộ phận kết cấu sau khi đã có định mức dự toán chi tiết. Đây là cơ sở xác định giá nhận thầu của các nhà đầu tư.

- Đơn giá tổng hợp: đơn giá này sẽ xác định hao phí cho khối lượng công việc xây lắp tổng hợp, hoàn chỉnh trên cơ sở đã có định mức dự toán tổng hợp. Một đơn giá tổng hợp đầy đủ sẽ bao gồm cả chi phí chung, chi phí trực tiếp, thu nhập có thuế và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Trên đây là những thông tin mới nhất liên quan đến định mức xây dựng của nước ta cập nhật năm 2022. Hi vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp các nhà đầu tư có cơ sở để cập nhật và điều chỉnh các loại dự trù thiết kế xây dựng của mình. Ngoài ra, tại chuyên trang Wiki BĐS cũng liên tục cập nhật các tin bài với nội dung hữu ích, bao gồm các kiến thức, lời khuyên đến từ chuyên gia, giúp cho quá trình mua bán, đầu tư bất động sản của bạn diễn ra thuận lợi, đảm bảo an toàn về mặt pháp lý. Vì thế, hãy theo dõi Muonnha.com.vn mỗi ngày để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào về lĩnh vực bạn đang quan tâm nhé.

Hà Linh

Xem thêm:

>> Hướng dẫn 2 cách tính mật độ xây dựng chính xác
>> Cách tính m2 xây dựng theo quy chuẩn mới nhất
>> Chi phí hạng mục chung là gì và công thức tính

Nguồn: http://thanhnienviet.vn/2022/09/19/dinh-muc-xay-dung-tai-viet-nam-cap-nhat-moi-nhat-2022

Bài viết liên quan

Tải Mẫu Giấy Mua Bán Đất Viết Tay Mới Nhất 2022

Mẫu giấy mua bán đất viết tay vẫn là hình thức thực hiện giao kết trong bất động sản khá phổ biến tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, giấy tờ mua bán đất viết tay khó mà đảm bảo tính pháp lý nếu bạn không thực hiện theo đúng mẫu chuẩn. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay mới nhất cùng các vấn đề pháp lý liên quan.

Tải Mẫu Giấy Mua Bán Đất Viết Tay Mới Nhất 2022

Hướng Dẫn Tra Cứu Thông Tin Quy Hoạch Huyện Củ Chi 2021-2025

Nhu cầu tra cứu thông tin quy hoạch huyện Củ Chi thực sự rất bức thiết với những ai có ý định mua bất động sản tại Củ Chi nhằm hạn chế các rủi ro về pháp lý, rủi ro mất giá do quy hoạch của Nhà nước về sau. Dưới đây, Muonnha.com.vn hướng dẫn bạn đọc cách tự mình tra cứu thông tin quy hoạch Củ Chi 2021-2025 chi tiết nhất.

Hướng Dẫn Tra Cứu Thông Tin Quy Hoạch Huyện Củ Chi 2021-2025
Bán shophouse Bến TreBán đất Vĩnh PhúcBán căn hộ Lạng SơnBán biệt thự Lạng SơnBán biệt thự Thanh HóaBán nhà mặt phố Hồ Chí MinhBán đất Hà NộiCho thuê kho Gia LaiCho thuê nhà Bình ĐịnhCho thuê nhà mặt phố Cần ThơBán shophouse Tiểu CầnBán shophouse Ý YênBán kho Quận 5Bán căn hộ Bình LụcBán nhà Cầu GiấyPhòng trọ Yên ThủyCho thuê shophouse Gò Công TâyCho thuê shophouse Tiền HảiCho thuê biệt thự An MinhCho thuê nhà mặt phố Bến CầuBán căn hộ Phường 12Bán chung cư Xã Phước TânPhòng trọ Phường An HưngCho thuê shophouse Xã Phùng XáCho thuê nhà mặt phố Xã Chiềng SơBán kho Phố Hạ BằngBán nhà mặt phố Đường Bảo Định GiangBán nhà mặt phố Đường Dương Tự QuánBán nhà mặt phố Đường Phi YếnCho thuê nhà Đường ĐT 721Cho thuê chung cư Lakeside ApartmentCho thuê KCN Song Khê - Nội HoàngCho thuê chung cư Vinhomes Grand Park quận 9Cho thuê nhà Center City 3Cho thuê chung cư Tây Nam Center Golden LandCăn hộ Intracom1Cho thuê căn hộ KĐT PNR EstellaCho thuê chung cư Nam Hồng New CityCho thuê chung cư Nam Hồng Garden Từ SơnChung cư Landmark Tower Đà Nẵng