Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Khi nào "cơn sốt" đất trên cả nước mới hạ nhiệt?

Tình trạng sốt đất kéo dài ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế. "Cơn sốt" tác động lớn đến hoạt động của các tổ chức tài chính, gây ra nhiều hệ lụy đối với những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu về "cơn sốt" đất hiện nay.

- Ông có thể cho biết, nguyên nhân nào tạo nên "cơn sốt" đất ở nhiều địa phương trên cả nước như hiện nay?

Nguyên nhân gây sốt đất theo tôi thấy có những yếu tố hợp lý và cả những yếu tố bất hợp lý.

Có 3 yếu tố hợp lý: Một là, thông tin về những kế hoạch, quy hoạch của Chính phủ về xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở các tỉnh, thành luôn được giới đầu tư bất động sản (BĐS) quan tâm, đầu tư đón đầu. Hai là, đất đai không thể sinh sôi nảy nở trong khi dân số Việt Nam ngày một đông nên giá trị đất ngày càng cao. Ba là nền kinh tế nước ta đang phát triển, giá đất tại những vùng trọng điểm, khu chế xuất, đặc khu kinh tế… chắc chắn sẽ tăng theo sự phát triển của địa phương.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều yếu tố bất hợp lý tạo nên "cơn sốt" đất. Chẳng hạn, có những địa phương rất ít tiềm năng phát triển kinh tế nhưng giá đất vẫn tăng cao do “ăn theo” vùng phụ cận. Yếu tố thứ hai bởi giới đầu cơ, cò đất cố ý thổi giá, lợi dụng thông tin quy hoạch không rõ ràng để trục lợi chứ không phải do nhu cầu mua đất để ở thực tăng cao. Còn ở những địa phương có quy hoạch rõ ràng, có tiềm năng phát triển thì giới đầu cơ dùng chiêu mua đi bán lại nhiều lần để nâng giá đất vượt xa giá trị thực. Một yếu tố nữa là giới đầu tư thường chạy theo tâm lý đám đông, bắt chước với hy vọng kiếm lời cao.

- Thưa ông, "cơn sốt" đất hiện nay sẽ còn kéo dài bao lâu và hệ lụy của nó như thế nào?

Hiện nay, "cơn sốt" đất đang lên đỉnh điểm, nhiệt độ đang ở mức cao nhất nên sẽ tiếp tục nóng trong vài tháng tới. Tôi dự đoán giá đất sẽ tiếp tục bị "thổi" cho đến khi số lượng người mua cạn (người có nhu cầu ở thực dừng tìm mua đất vì giá quá cao, còn nhà đầu tư thứ cấp không đủ tài chính để ôm thêm đất nữa) thì mới dừng lại. Và khi việc thổi giá dừng lại thì giá đất sẽ lao dốc, trước tiên ở những khu vực đang có giá trên trời, không đúng giá trị thực. Thị trường BĐS có thể sẽ bắt đầu giảm nhiệt vào cuối năm nay.

Người mua đất cuối cùng là người chịu thiệt hại nhiều nhất. Bên cạnh đó, "cơn sốt" đất kéo dài còn ảnh hưởng rất tiêu cực đến cả nền kinh tế. Nó tác động lớn đến hoạt động của các ngân hàng cho vay, tổ chức tài chính, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy đối với những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Minh chứng là sự suy sụp của nền kinh tế cách đây 10 năm khi "bong bóng" BĐS bị vỡ.

cơn sốt đất
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhận định thị trường BĐS sẽ bắt đầu suy sụp
vào cuối năm nay. Ảnh: Tuổi trẻ Online

- Vậy theo ông, giải pháp nào để hạ nhiệt "cơn sốt" đất?

Nguyên nhân tạo ra "cơn sốt" đất hay bất cứ "cơn sốt" nào trên thị trường tài chính bắt nguồn từ các thông tin mập mờ, không chính xác. Chính vì thông tin không rõ ràng, không chính xác nên giới đầu cơ mới có cơ hội tung tin, thao túng thị trường. Do đó, điều kiện tiên quyết là thông tin quy hoạch của Nhà nước phải luôn được rõ ràng. Các thông tin về xây dựng hạ tầng giao thông, xây dựng sân bay, khu công nghiệp, dự án phát triển kinh tế phải được minh bạch, chính xác và có lộ trình rõ ràng để mọi người dân dễ dàng nắm được.

Thứ hai là vấn đề tham nhũng. Một số quan chức địa phương tiếp tay với cò đất để đưa ra những thông tin quy hoạch mập mờ, tạo kẽ hở cho cò đất lợi dụng. Nhiều địa phương đã dễ dãi trong việc cấp sổ đỏ, phân lô, bán nền... Chính quyền cần phải xử lý mạnh tay, đưa ra tòa những trường hợp cụ thể để trị tận gốc nạn tham nhũng trong vấn đề đất đai.

Thứ ba là Bộ Xây dựng, Bộ TN&MT cần đưa ra thông tin chính xác về giá cả nhà, đất trên thị trường. Ngoài ra, chính quyền địa phương, trung ương phải có một trung tâm thông tin về giá cả nhà, đất từng vùng để người dân biết, tránh để giới đầu cơ thổi giá tự do.

- Liệu thị trường BĐS có cần sự can thiệp bằng biện pháp hành chính để giảm nhiệt không thưa ông?

Theo tôi, nên để thị trường BĐS phát triển tự nhiên, thay vì sử dụng các biện pháp hành chính quá mạnh tay vì sẽ làm méo mó thị trường. Song, các cơ quan chức năng, Ngân hàng Nhà nước cần phải theo dõi chặt tình hình cho vay mua BĐS của các tổ chức tín dụng. Cần phân loại lại cho vay tiêu dùng, bởi với loại hình này người dân có thể vay để chơi chứng khoán, mua nhà, đất… Hiện nay, nhiều ngân hàng đang lách chính sách siết tín dụng cho vay BĐS của Ngân hàng Nhà nước, đưa hoạt động cho vay mua nhà, mua đất sang cho vay tín dụng tiêu dùng cá nhân khiến cơ quan quản lý không kiểm soát được tình hình.

- Xin cảm ơn ông!

Bài viết liên quan

Bán kho Hà NộiBán căn hộ Cần ThơBán nhà Bắc KạnBán nhà Kon TumBán nhà mặt phố Sóc TrăngBán đất Sóc TrăngPhòng trọ Bình ĐịnhCho thuê căn hộ Trà VinhCho thuê chung cư Hồ Chí MinhCho thuê nhà Thừa Thiên HuếBán đất Đồng XuânBán nhà Hoài ĐứcPhòng trọ Nậm NhùnVăn phòng Như XuânCho thuê kho Quận 3Cho thuê căn hộ Phước LongCho thuê nhà Krông AnaCho thuê nhà Lạng GiangCho thuê biệt thự Kiên HảiCho thuê biệt thự Trùng KhánhBán Condotel Phường Xuân BìnhPhòng trọ Phường Hồ NamCho thuê shophouse Phường 6Cho thuê shophouse Xã Hoà ĐiềnCho thuê nhà mặt phố Xã Tảo Dương VănBán Condotel Đường Đền Lừ 1Bán Condotel Đường Hiệp Thành 26Bán chung cư Đường Tân An 1Văn phòng Đường Nguyễn TrừngCho thuê nhà Đường Cổ Mân Mai 3Bán nhà Florence Quảng NamCho thuê chung cư Hoàng Huy RiversideCho thuê nhà Mỹ Kim 3Cho thuê nhà Thanh Yến ResidenceCăn hộ Thanh Xuân ComplexCho thuê chung cư Time Hội AnBán nhà Gwin GardenChung cư Golden Age TowersCho thuê chung cư Chơn Thành Golden LandCho thuê nhà Langbiang Town Đà Lạt