Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Mua dự án thế chấp ngân hàng, làm sao để tránh rủi ro?

Trong nỗ lực thu hút dòng vốn, đồng thời giữ chân các nhà đầu tư bất động sản, minh bạch hóa thị trường được coi là con đường ngắn nhất.

Sở Xây dựng Tp.HCM mới đây vừa công bố gần 30 dự án bất động sản trên địa bàn đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai. Trong đó có nhiều dự án, chủ đầu tư đã thế chấp ngân hàng quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất.

Nỗ lực minh bạch hóa thị trường

Đơn cử như Dự án Khu dân cư mới phức hợp đa chức năng (City Villa, phường Phú Mỹ, quận 7) có chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng - Sản xuất - Thương mại Tài nguyên, thế chấp tại Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn - Hà Nội - Chi nhánh Sài Gòn.

Dự án D-Vela (1177 Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Thuận, quận 7) được đầu tư bởi Công ty CP Địa ốc An Phú Long và đơn vị phát triển dự án là Công ty CP Đầu tư Căn Nhà Mơ Ước. Dự án đang bị thế chấp tại Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Tây Sơn.

Dự án The Western Capital (116 Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6) được đầu tư bởi Công ty TNHH Quản lý Bất động sản Hoàng Phúc đang thế chấp cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng…

Trước đó, tháng 7/2016, Sở TN&MT thành phố cũng công bố 77 dự án bất động sản trên địa bàn thành phố đang bị thế chấp một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng.

dự án thế chấp ngân hàng
Trước khi mua nhà, khách hàng phải tìm hiểu
về pháp lý dự án và uy tín của chủ đầu tư. Ảnh: T.Linh

Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Phú Đông Group, ông Ngô Quang Phúc cho biết: “Việc công bố danh sách trên là điều rất tích cực bởi nó giúp thị trường bất động sản minh bạch. Qua đó khách hàng sẽ biết được dự án mà họ đang muốn mua có thế chấp ngân hàng hay không, dự án đã đủ điều kiện để bán chưa. Đồng thời, khách hàng cũng có thêm kênh thông tin để thẩm định về năng lực tài chính của chủ đầu tư dự án”.

Ông Phúc cho rằng, trong kinh doanh bất động sản, việc chủ đầu tư thếp chấp tài sản cho ngân hàng để vay vốn làm dự án là chuyện bình thường và Luật Nhà ở cũng cho phép điều này. Tuy nhiên, căn hộ đó phải được giải chấp trước khi bán cho khách hàng.

Còn nhiều rủi ro

Theo báo cáo của Sở TN&MT thành phố cuối năm 2017, Tp.HCM có 16.000 căn hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Sở TN&MT TP. Hà Nội cũng thống kê, tính đến cuối năm 2017, Hà Nội chỉ có 279/1.000 dự án nhà ở đã nộp hồ sơ để làm giấy chứng nhận cho cư dân.

Trên thực tế vẫn có không ít chủ đầu tư cố tình lách luật, ru ngủ khách hàng bằng mọi cách.

Anh Nguyễn Mạnh Lân (ngụ quận Tân Bình) cho hay, anh vừa mua một dự án nhà ở hình thành trong tương lai ở Vũng Tàu. Để tránh vướng tranh chấp sau này, anh đã yêu cầu chủ đầu tư cung cấp chứng thư bảo lãnh của ngân hàng trước khi ký hợp đồng mua bán. Anh Lân nói: “Tuy nhiên, sau nhiều lần hỏi, tôi chỉ nhận được một văn bản với nội dung xác nhận là ngân hàng BIDV “cam kết sẽ bảo lãnh cho dự án này”. Điều đó có nghĩa chủ đầu tư chơi chiêu lập lờ đánh lận con đen để chứng tỏ là dự án đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng”.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS Bùi Quang Tín cho biết, để đảm bảo an toàn, trước khi xuống tiền, khách hàng phải tìm hiểu xem chủ đầu tư có uy tín không, dự án có ổn về mặt pháp lý không.

Dưới góc độ khác, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong lại cho hay, việc chủ đầu tư mang dự án đi thế chấp ở ngân hàng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm bàn giao giấy chứng nhận cho cư dân. Khi mang dự án đi thế chấp, chủ đầu tư không thể tiếp tục thực hiện những hoạt động liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người dân. Trên thực tế cũng có nhiều chủ đầu tư thế chấp dự án tại ngân hàng nhưng sử dụng vốn sai mục đích. Vì vậy, trước khi mua nhà, người mua cần tự tìm hiểu kỹ về dự án và năng lực, uy tín của chủ đầu tư.

Làm gì để tránh rủi ro?

Trước khi ký hợp đồng mua bán dự án đã thế chấp tại ngân hàng, người mua phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp văn bản đã giải chấp căn hộ mình dự định mua. Cùng với đó phải kiểm tra chứng thư bảo lãnh và giấy xác nhận dự án đủ điều kiện huy động vốn đối với việc bán nhà hình thành trong tương lai. Khách hàng có thể yên tâm nếu có đủ những giấy tờ này.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Phú Đông Group

Thông tin thế chấp giúp người tiêu dùng biết rằng nếu muốn mua sản phẩm tại dự án đã thế chấp ngân hàng thì phải có điều kiện như chủ đầu tư phải giải chấp ngân hàng, nếu chưa giải chấp thì phải có văn bản của ngân hàng đồng ý cho chủ đầu tư huy động vốn. Khi đó, người mua mới tránh được rủi ro.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM

Bài viết liên quan

5 điểm chung nổi bật của cơn sốt đất nền đầu năm 2018

Trong nửa đầu năm 2018, thị trường bất động sản liên tiếp đón nhận các thông tin sốt đất nền. Nếu sốt đất 2017 chỉ diễn ra tại một vài địa phương, thì năm nay, sốt đất “ghé thăm” liên tiếp nhiều nơi, bắt đầu manh nha từ cuối năm 2017, cao trào vào tháng 4 và dần giảm nhiệt vào tháng 5, sau khi có sự can thiệp của chính quyền các địa phương liên quan.

5 điểm chung nổi bật của cơn sốt đất nền đầu năm 2018
Bán đất Tây NinhBán Condotel Quảng BìnhBán chung cư Hòa BìnhBán biệt thự Hồ Chí MinhBán biệt thự Thừa Thiên HuếBán đất Bình ThuậnCho thuê kho Quảng TrịCho thuê căn hộ Hà NamCho thuê biệt thự Hà NộiCho thuê nhà mặt phố Bình ThuậnBán kho Dăk R'LấpBán căn hộ Giao ThủyBán chung cư Phúc ThọBán nhà Yên ThủyBán biệt thự Kim BôiBán nhà mặt phố Tân SơnBán đất Nha TrangPhòng trọ Đức HuệCho thuê nhà Hải AnCho thuê nhà mặt phố Quận 12Bán shophouse Phường Nam CườngBán kho Thị trấn Châu ThànhBán chung cư Xã Lâm CaNhà trọ Xã Phú XuânCho thuê kho Phường Thanh Xuân NamBán đất Đường Số 31Bán đất Đường Nguyệt Quế 9-16Bán kho Đường Ba TrạiNhà trọ Phố Đốc NgữCho thuê nhà Đường Trịnh PhongCho thuê căn hộ The EasternCho thuê chung cư Vinhomes Cầu Rào 2Cho thuê căn hộ Golden BayCho thuê căn hộ Green Bay GardenCho thuê nhà Licogi 12Cho thuê nhà VPIT PlazaChung cư Passo GardenChung cư Vincom Thanh HóaCho thuê chung cư Central MallCho thuê chung cư Khu đô thị Bàu Xéo