Trú Quán Là Gì?
Trú quán chính là nơi sinh sống liên tục, thường xuyên của một người. Điều này đã được xác định bởi cơ quan hành chính từ cấp xã, huyện và tỉnh. Hiện nay, luật cư trú của Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa chính thức về thuật ngữ trú quán, mà chỉ có định nghĩa rõ ràng về nơi cư trú.
Theo Điều 11 tại Luật Cư trú 2020 đã có quy định về nơi cư trú của mỗi cá nhân là chỗ họ sinh sống thường xuyên và có tính hợp pháp. Nó được xác định dưới dạng là thường trú hoặc tạm trú.
Đăng ký cư trú cũng chính là thực hiện các thủ tục đăng ký về địa chỉ thường trú, tạm trú, khai báo lưu trú và điều chỉnh một số thông tin về lưu trú.
Như vậy, về bản chất, thuật ngữ trú quán hay còn gọi là nơi cư trú của một công dân, nó được xác định bằng tạm trú hoặc thường trú. Việc xác định nơi cư trú có ảnh hưởng lớn đến giấy tờ tùy thân của mỗi công dân, như: giấy khai sinh, thẻ căn cước công dân,...
Cách Phân Biệt Thường Trú - Tạm Trú - Lưu Trú
Bên cạnh tìm hiểu khái niệm về trú quán, ta cũng cần phân biệt rõ thuật ngữ về thường trú, tạm trú và lưu trú, để giúp bạn tránh nhầm lẫn không đáng có về sau này.
Sự khác nhau giữa thường trú và tạm trú
Thường trú là gì?
Thường trú là nơi sinh sống thường xuyên, ổn định và không xác định về thời gian thường trú. Công dân Việt Nam có căn hộ chung cư hay nhà nguyên căn hợp pháp được xây dựng tại các tỉnh, thành phố. Ngoài ra, nếu đáp ứng đủ điều kiện tại địa phương, bạn sẽ được đăng ký thường trú tại cơ quan hành chính theo đúng quy định.
Công dân Việt Nam cũng sẽ được cấp sổ hổ khẩu khi thủ tục đăng ký thường trú hoàn thành và chấp thuận.
Lưu trú là gì?
Lưu trú là chỉ hoạt động của một công dân tại một địa điểm, không phải nơi đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú. Lưu trú thường có thời gian hơn 30 ngày.
Khi có người nào đến lưu trú, cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm báo cho cơ quan chức năng biết về việc lưu trú. Những trường hợp đến lưu trú mà không có mặt người đại diện thì người đến lưu trú đến các cơ quan chức năng để tự đăng ký cư trú.
Lưu trú là chỉ hoạt động của một một người nào đó tại một địa điểm, không phải nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
Nội dung đăng ký lưu trú gồm các giấy thủ tục sau:
- Họ và tên
- Số định danh (thể CCCD/CMND)
- Sổ hộ chiếu
- Lý do lưu trú
- Thời gian lưu trú
- Địa chỉ lưu trú.
Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23h của ngày bắt đầu người đó đến lưu trú. Trường hợp, lưu trú sau 23h đêm thì cần thông báo trước 8h của ngày hôn sau. Trường hợp, các thành viên của gia đình đến lưu trú nhiều lần, chỉ cần thông báo cho cơ quan chức năng một lần.
Tạm trú là gì?
Thuật ngữ tạm trú là chỉ nơi công dân sinh sống của một người nào đó trong một thời gian nhất định, ngoài nơi được đã đăng ký thường trú. Ví dụ, bạn thuê căn hộ chung cư Tp.HCM hay thuê nhà riêng tại quận Bình Tân, Tp. HCM để sinh sống, đều bắt buộc phải khai báo tạm trú với cơ quan công an, thuộc nơi có chỗ ở hiện tại của bạn.
>> Xem thêm: Thuê Chung Cư Giá 4 Triệu TPHCM: Tìm Ở Dự Án Nào?
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi thường trú để làm việc, học tập hay vì mục đích nào hác, mà ở lại từ 30 ngày trở lên sẽ phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Cách Phân Biệt Nguyên Quán - Quê Quán - Trú Quán
Nguyên quán và quê quán được phân biệt như thế nào?
Định nghĩa theo giấy tờ
Dựa theo giấy tờ, thì nguyên quán và quê quán sẽ được định nghĩa như sau:
- Nguyên quán được ghi theo giấy khai sinh. Nếu không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh đó không có mục này thì sẽ ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Trường hợp không xác định được ông bà nội và ông bà ngoại thì sẽ ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của bố hoặc mẹ. Ghi cụ thể địa danh hành chính của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Nếu địa danh hành chính thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới.
- Quê quán được xác định theo quê của bố hoặc mẹ theo thỏa thuận trước đó của bố mẹ hoặc theo tập quán đã được ghi trong tờ khai khi đi đăng ký khai sinh.
- Quê quán và nguyên quán được hiểu là “quê”, nguồn gốc của công dân. Tuy nhiên, nguyên quán và quê quán lại không giống nhau hoàn toàn. Nguyên quán được xác định sâu xa hơn quê quán.
- Trú quán căn cứ theo như đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa phương sinh sống.
Theo tên gọi và khái niệm
Theo tên gọi để phân biệt thì bạn rất dễ phân biệt thế nào là nguyên quán, quê quán và trú quán. Hãy tìm hiểu về các khái niệm đã được Muonnha.com.vn trình bày ở trên.
Căn cứ pháp lý
Tất cả những định nghĩa nêu trên đều căn cứ theo Điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA và Luật Hộ tịch 2014.
Nguồn gốc của nguyên quán và quê quán
Bộ Công an thường sử dụng nguyên quán trong các giấy tờ về cư trú: Sổ hộ khẩu, Giấy chuyển hộ khẩu, Bản khai nhân khẩu,… và chứng minh nhân dân. Còn quê quán sẽ được Bộ Tư pháp dùng trong Giấy khai sinh.
Đối với sổ hộ khẩu:
– Từ 20/01/2011, Thông tư 52/2010/TT-BCA có hiệu lực, mục nguyên quán trên sổ hộ khẩu được thay bằng quê quán;
– Từ 28/10/2014, trên sổ hộ khẩu mục quê quán được đổi lại nguyên quán theo Thông tư 36/2014/TT-BCA.
Đối với chứng minh nhân dân:
– Từ 11/12/2007, trên thẻ CCCD (9 số) không còn ghi nguyên quán mà đã được thay bằng quê quán.
Trên đây là toàn bộ thông tin về câu hỏi " trú quán là gì " cùng với một số vấn đề liên quan xoay quanh. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm trú quán và phân biệt được với tạm trú, lưu trú, thường trú. Đừng quên truy cập Muonnha.com.vn thường xuyên để đón đọc nhiều bài viết hữu ích khác!
Thu Pham
Xem thêm
>> Lưu Trú Là Gì? Thủ Tục Lưu Trú Như Thế Nào?
>> Nơi Cư Trú Là Gì? Điều Kiện Và Thủ Tục Đăng Ký Nơi Cư Trú [2022]