Chuyên gia từ Sơn Kova đã chỉ ra những sai lầm phổ biến khi thực hiện chống thấm.
Không chuẩn bị các phương án chống thấm ngay từ đầu
Khi sàn, tường hoặc trần nhà đã bị thấm, việc xử lý sẽ rất phức tạp. Khi đó, bạn sẽ phải cạo toàn bộ lớp sơn bên ngoài, xử lý chống thấm rồi mới có thể sơn lại. So với chi phí bạn bỏ ra để chống thấm ngay từ khi xây nhà, việc sửa lại này sẽ tốn kém gấp 5-7 lần và rất mất thời gian.
Vết thấm trên tường khiến nhà nhanh chóng bị xuống cấp
Nhà ở miền Nam thì không cần chống thấm
Nếu miền Bắc mưa nhiều, độ ẩm không khí cao thì tại miền Nam, thời tiết lại khá ôn hòa. Cũng chính vì thế mà nhiều gia đình không chú trọng thậm chí bỏ qua việc chống thấm. Trong những năm gần đây, khí hậu miền Nam rất thất thường nên nhiều ngôi nhà cũng bị thấm dột. Vì vậy, dù ở miền nào, chủ nhà cũng nên chống thấm ngay từ đầu để bảo vệ ngôi nhà của mình.
Sơn chống thấm và chất chống thấm giống nhau
Sơn chống thấm và chất chống thấm có tính năng khác nhau. Sơn chống thấm là loại sơn phủ bên ngoài, ngoài công dụng trang trí thì có thêm công dụng chống thấm. Trong khi đó, chất chống thấm có chức năng chống thấm chuyên dụng, phủ lên vữa xi măng rồi mới đến lớp bột trét, sơn lót và sơn phủ.
Sơn chống thấm và chất chống thấm có tính năng chính khác nhau
Cả hai sản phẩm này đều giúp bề mặt công trình không bị bong tróc, thấm nước. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều như tại Việt Nam, các nhà thầu khuyến khích cần có lớp chất chống thấm chuyên dụng. Nhưng nếu có cả hai lớp bảo vệ này, độ bền của bề mặt công trình sẽ càng tăng.
Việc chống thấm là của thầu thợ
Chủ nhà nên tìm hiểu kỹ việc chống thấm để có lựa chọn phù hợp
Nhiều chủ nhà cho rằng việc có nên chống thấm hay không và chống thấm theo cách nào là do thầu thợ quyết định, mình không cần can thiệp. Tuy nhiên, ngôi nhà là tài sản lớn nên chủ nhà cần tìm hiểu thêm về việc chống thấm, chủ động làm việc với thầu thợ để đảm bảo ngôi nhà được bền đẹp nhất.