Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Các Hiệp định thương mại chưa tạo hiệu ứng tức thời đến thị trường bán lẻ

Đó là nhận định của ông Theodore Knipfing – GĐ Bộ phận Bán lẻ Cushman & Wakefield Châu Á – Thái Bình Dương khi được hỏi về khả năng tác động của các hiệp định thương mại quốc tế đến thị trường bán lẻ của Việt Nam trong thời gian tới.

- Thị trường bán lẻ đang phát triển, nhưng theo ông cụ thể  thị trường này phát triển như thế nào? Đặc biệt là trước ngưỡng cửa TPP? Các thương hiệu nào mạnh, tiềm năng muốn vào Việt Nam? Theo ông thì ngành hàng nào của thị trường bán lẻ đang nóng và đang thu hút nhà đầu tư nhất?

Theo thực tế quan sát của tôi, các nhà bán lẻ Quốc tế thựt sự rất quan tâm đến thị trường Châu Á đặc biệt là Việt Nam. Thị trường bán lẻ Việt Nam lớn và nhiều tiềm năng, Việt Nam cũng ngày càng khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng của minh trong cộng đồng Châu Á.

Hiệp định thương mại xuyên TBD – TPP đang được rất nhiều người hào hứng và trông đợi sẽ làm thay đổi và phát triển thị trường bán lẻ. Tôi đồng ý là TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thị trường, tuy nhiên chắc chắn sẽ không có chuyện doanh số bán lẻ tăng đột biến hay sự gia nhập rầm rộ của các nhà bán lẻ nước ngoài chỉ sau một đêm. Tôi khằng định rằng, chính những thành phần tham gia vào thị trường bán lẻ hiện nay sẽ giúp các nhà bán lẻ nước ngoài quyết định việc có gia nhập thị trường hay không? Bởi vì các thành phần tham gia (nhà làm chính sách, các nhà bán lẻ trong nước, các nhà phát triển bất động sản bán lẻ, người dân…) sẽ giúp thị trường phát triển, không chỉ là từ góc độ kích thích kinh tế thông qua hoạt động mua sắm đơn thuần mà là từ việc cung cấp những tiện ích nhằm làm thay đổi thói quen người dân khi mua sắm, sinh hoạt, cung cấp sản phẩm chất lượng tốt với giá cả vừa phải…Một khi thị trường bán lẻ Việt Nam bổ sung thêm các mảnh ghép đang còn thiếu để trở thành một thị trường mutual (trưởng thành) hơn, thì các nhà bán lẻ nước ngoài lập tức sẽ nhìn ra được và gia nhập thị trường mà chúng ta không cần phải làm gì nhiều để thu hút cả. Tôi nghĩ thông điệp của TPP mang đến chính là “cơ hội và thách thức”.

Ông Theodore Knipfing
Ông Theodore Knipfing – GĐ Bộ phận Bán lẻ Cushman & Wakefield Châu Á – TBD

- So với mặt bằng chung củ khu vực, theo ông giá thuê bất động sản bán lẻ tại Việt Nam đang ở mức nà? Mặt bằng chung này có hợp lý so với GDP đầu người và sức mua tại Việt Nam hay không?

Khi nói đến khu vực, tôi thường nói về Campuchia, Myanmar vì đây là những thị trường  có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Nói đến giá thuê mặt bằng bán lẻ thì ngoài những địa điểm sang trọng có giá thuê cao thì các địa điểm khác giá thuê cũng tương đối hợp lý. Nếu nhìn vào doanh số bán hàng của các thương hiệu cao cấp sẽ thấy, một số có biên độ lợi nhuận cao so với chi phí thuê mặt bằng. Tôi cho rằng, chi phí thuê mặt bằng chỉ chiếm trung bình khoảng 20% doanh số bán hàng là hợp lý, một số thương hiệu trả giá thuê dưới 20% so với doanh thu nhưng cũng có nhiều thương hiệu phải trả giá thuê cao hơn. Do đó, đưa ra nhận định giá thuê mặt bằng cao hay thấp là chủ quan vì có thể giá thuê cao thật, nhưng cũng có thể do thương hiệu chưa đủ mạnh khiến kết quả kinh doanh chưa mang lại lợi nhuận mong muốn.

Nếu so với các thị trường bán lẻ khác, theo tôi Việt Nam có nhiều lợi thế hơn Myanmar, Campuchia. Ví dụ Việt Nam có các con đường mua sắm tại khu trung tâm trong khi hai nước kia không có, do đó không thể so sánh giá tại các con đường này được. Xét về giá thuê tại trung tâm thương mại, thị trường ở cả ba nước đang và sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới, do đó có lẽ thời gian này chưa xác đáng để nhận định giá cả đã phù hợp với mức thu nhập và sức mua hay chưa.

- Từ 2 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều thương hiệu bán lẻ quốc tế gia nhập vào thị trường Việt Nam, theo ông đâu là lý do khiến họ lựa chọn Việt Nam?

Trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn, mọi thứ trong nước đang dần trở nên bão hòa buộc nhà đầu tư phải tìm các thị trường mới ở nước ngoài để mở rộng thì Việt Nam đã và đang là điểm đến đầu tư yêu thích của các nhà đầu tư nói chung và các nhà bán lẻ nói riêng. Các nhà bán lẻ trước khi quyết định đầu tư đềuphải làm công tác nghiên cứu thị trường rất kỹ lưỡng.  Việt Nam với nhiều điều kiện thuận lợi như tôi đã nêu ở trên (dân số trẻ, thu nhập đầu người tăng, kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ đô thị hóa, các hiệp định thương mại...) khiến doanh nghiệp nước ngoài tự tin đầu tư. Ngoài ra thì việc Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế bằng Hội nghị cấp cao CLMV đã giúp thu hút nhiều nhà bán lẻ nước ngoàinhiều hơn trước.

- Ông có đánh giá gì về tính cạnh tranh và nội lực của các thương hiệu bán lẻ của Việt Nam?

Như các bạn đã biết, doanh nghiệp Việt Nam đang có lợi thế hơn vì họ hiểu rõ về người tiêu dùng trong nước, có mối quan hệ rộng rãi trên thị trường hơn là những doanh nghiệp nước ngoài. Bù lại doanh nghiệp nước ngoài lại có nhiều kinh nghiệm vận hành, có nguồn vốn mạnh. Tại Việt Nam, một số tên tuổi như Vingroup đang hoạt động khá tốt, các nhà bán lẻ và các nhà phát triển đến từ Nhật Bản, Singapore nhìn chung cũng đang hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam, họ cũng có những lợi thế nhất định và tôi hy vọng rằng cả hai khối doanh nghiệp này sẽ học hỏi và phát triển cùng nhau để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người tiêu dùng Việt Nam.

- Đứng trước cơ hội cũng như những thách thức này, ông có lời khuyên nào dành cho doanh nghiệp bán lẻ nội hay không?

Dù lợi thế của các nhà bán lẻ nội là am hiểu tốt hơn về người tiêu dùng, có mối quan hệ, có quỹ đất…thì họ cũng không nên chủ quan mà nên tranh thủ học hỏi những cái mới, những cái hay từ nhà bán lẻ nước ngoài, đồng thời phát huy lợi thế cạnh tranh của mình lên mức cao nhất. Cần phải linh hoạt và uyển chuyển để thích nghi với những thay đổi của thị trường vì bản chất của thị trường bán lẻ rất nhanh thay đổi, đặc biệt là tại các quốc gia mới nổi như Việt Nam thì thị trường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động hơn nữa.

Phương Uyên (TH)
(Theo Nhịp sống thời đại)

Bài viết liên quan

Nhà nước có thể thiệt hại bởi lỗ hổng trong đấu giá "đất vàng"

Hiện nay, hàng loạt vụ bán đấu giá tài sản Nhà nước, trong đó phần lớn là bất động sản trên những khu "đất vàng" tại Tp.HCM và Hà Nội bị phản ánh có dấu hiệu tổ chức khép kín, điều này có thể gây ra thiệt hại lớn cho Nhà nước. Tình trạng này một phần do những lỗ hổng pháp lý trong quy định về việc bán đấu giá tài sản.

Nhà nước có thể thiệt hại bởi lỗ hổng trong đấu giá "đất vàng"
Bán đất Cao BằngBán đất Đắk NôngBán đất Cà MauBán căn hộ Bắc NinhBán căn hộ Lai ChâuBán nhà Hồ Chí MinhBán biệt thự Đồng ThápNhà trọ Quảng BìnhCho thuê chung cư Hà NộiCho thuê chung cư Lạng SơnBán shophouse Quận 2Bán Condotel Phước LongBán Condotel Anh SơnBán chung cư Phú LộcBán nhà mặt phố Thanh OaiPhòng trọ Tuyên QuangVăn phòng Tủa ChùaCho thuê shophouse Long PhúCho thuê biệt thự Tuy AnCho thuê biệt thự Sơn DươngBán shophouse Xã Tiên PhongBán biệt thự Phường Hiệp SơnCho thuê căn hộ Xã Thụy LâmCho thuê nhà Thị trấn Phú MỹCho thuê biệt thự Phường 10Bán đất Đường Mỹ Đa Đông 3Bán biệt thự Phố Đông XuânBán đất Đường Số 54Văn phòng Đường Nguyễn Như ĐổCho thuê shophouse Đường Non Nước 1Chung cư The Peak GardenCho thuê căn hộ Richland CityCăn hộ TTTM Bắc Phan ThiếtBán nhà Crown OfficeChung cư Khu đô thị Mỹ Gia Nam Đà NẵngCho thuê Zenna Resort VillasCho thuê chung cư Hoàng Phú Nha TrangCho thuê chung cư Jamona Tân VạnCho thuê căn hộ Long Thành CenterCho thuê nhà X2 Hội An