1. Đất DKV Là Gì?
Hiện nay, đất được phân hóa thành nhiều loại hình khác nhau, căn cứ vào mục đích sử dụng, tính chất đặc thù và nhu cầu của thị trường. Trong đó, “đất DKV là đất gì”, “ký hiệu đất DKV là gì” là thắc mắc của rất nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đến loại hình đất đai này.
Theo quy định của Luật đất đai 2013, ký hiệu đất DKV là chỉ loại đất khu vui chơi, giải trí công cộng, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Đất DKV sẽ có mục đích sử dụng khác với các loại đất khác như: đất DDT (đất có di tích lịch sử văn hóa), đất DCH (đất chợ), đất DDL (đất có danh lam thắng cảnh),…
Mục đích sử dụng đất DKV là gì
Đất quy hoạch DKV được sử dụng với mục đích xây dựng các công trình hoặc không có công trình để phục vụ những hoạt động vui chơi giải trí công cộng cho người dân. Cụ thể, đất DKV thường được dùng để xây lên những bãi tắm, vườn hoa, công viên, khu vui chơi giải trí công cộng ngoại trừ rạp xiếc, rạp chiếu phim, dịch vụ trò chơi,…
Đất DKV là viết tắt tên gọi của đất khu vui chơi giải trí công cộng (Ảnh minh họa)
>> Cách đọc bản đồ quy hoạch sử dụng đất
2. Đất DKV Có Được Xây Nhà Không?
“Đất DKV có được xây nhà không” cũng là câu hỏi phổ biến sau khi nhà đầu tư hiểu rõ “đất DKV là đất gì”. Tại Khoản 1, Điều 6 Luật đất đai 2013 có quy định, tất cả các loại đất trong đó có đất DKV đều phải có nguyên tắc sử dụng đất đúng mục đích.
Cụ thể, Thông tư 28/2014/TT-BTNMT đã chỉ rõ ràng: “Đất phi nông nghiệp là đất làm mặt phẳng kiến thiết xây dựng khu công nghiệp, công nghiệp, cụm công nghiệp, đất thương mại dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp (nhà kho, sân kho, trụ sở, văn phòng đại diện thay mặt), sử dụng cho những hoạt động giải trí làm đồ gốm, khai thác tài nguyên, vật tư kiến thiết xây dựng”. Do vậy, đất DKV không thể sử dụng để xây nhà ở .
Nếu người sở hữu có nhu cầu xây nhà để ở trên đất DKV thì cần thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp người sở hữu cố tình xây nhà trên đất DKV khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì sẽ phải chịu xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 7 Nghị định 102/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Với diện tích đất <5ha nộp phạt 10-20 triệu đồng;
- Với diện tích đất từ 5-10ha nộp phạt 20-30 triệu đồng;
- Với diện tích đất >10ha trở lên nộp phạt 30-50 triệu đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm sẽ phải khôi phục nguyên trạng diện tích đất DKV ban đầu và buộc phải nộp nguồn lợi có được từ quá trình thực hiện hành vi bất hợp pháp này.
Đất DKV không được xây nhà nếu không làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất (Ảnh minh họa)
3. Đất DKV Có Lên Thổ Cư Được Không?
Như đã nói ở mục 2, đất DKV có thể lên thổ cư, xây nhà để ở nếu đã thực hiện đúng thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy trình chuyển đổi đất DKV sang đất thổ cư gồm 4 bước cụ thể như sau.
Bước 1: Chuẩn Bị Hồ Sơ
Theo Khoản 1, Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định, người chủ sở hữu đất DKV nếu có nhu cầu quy đổi đất DKV sang đất thổ cư cần chuẩn bị sẵn hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV sang đất thổ cư;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Bước 2: Nộp Hồ Sơ
Người chủ sở hữu đất DKV có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Cơ quan Tài nguyên và môi trường.
Bước 3: Tiếp Nhận Và Xử Lý Hồ Sơ
Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu người nộp hồ sơ hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong vòng 3 ngày. Khi đã có đầy đủ hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác minh thực địa và thẩm định đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV sang đất thổ cư. Đồng thời, cơ quan Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sở hữu đất thực hiện nghĩa vụ tài chính để chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ trình lên UBND cấp có thẩm quyền để quyết định việc có cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV lên thổ cư hay không. Cuối cùng là chỉ đạo việc bổ sung, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.
Bước 4: Trả Kết Quả Hồ Sơ
Người nộp hồ sơ đến cơ quan Tài nguyên và môi trường để nhận kết quả theo lịch hẹn.
Đất DKV có thể lên thổ cư nếu được hồ sơ xin chuyển đổi được chấp thuận
4. Đất DKV Bị Thu Hồi Có Được Bồi Thường Không?
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV nếu thuộc diện thu hồi do quy hoạch thì sẽ được nhận bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Các Trường Hợp Đất DKV Bị Thu Hồi
Căn cứ Khoản 1, Điều 16 Luật đất đai 2013, đất DLV là loại đất phục vụ cho mục đích vui chơi, giải trí công cộng sẽ bị Nhà nước thu hồi khi:
- Đất DKV vướng phải các quy phạm về luật đất đai thì sẽ bị thu hồi ngay lập tức;
- Đất DKV sẽ bị thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các mục đích quốc phòng, an ninh.
- Đất DKV bị thu hồi nếu người chủ sở hữu tự nguyện trả lại, chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.
Các Trường Hợp Đất DKV Bị Thu Hồi Không Được Nhận Bồi Thường
- Đất DKV được Nhà nước giao quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức mà không thu tiền sử dụng đất;
- Đất DKV được Nhà nước giao quyền sử dụng cho tổ chức thuộc diện có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn;
- Đất DKV được Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý;
- Đất DKV được Nhà nước cho thuê dưới hình thức trả tiền thuê hàng năm hoặc một lần trong suốt thời hạn thuê nhưng được miễn;
- Đất DKV được giao, cho thuê không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Nhà nước;
- Đất DKV được Nhà nước giao, cho thuê quyền sử dụng có thời hạn nhưng không được gia hạn;
- Đất DKV được Nhà nước giao, cho thuê quyền sử dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện những dự án đầu tư, tuy nhiên các dự án không đưa đất vào sử dụng đúng tiến độ, chậm tiến độ quá 24 tháng hoặc đất DKV không được sử dụng trong vòng 12 tháng liên tục. Nếu không muốn bị thu hồi quyền sử dụng đất DKV trong trường hợp này, chủ đầu tư dự án cần làm đơn xin gia hạn sử dụng tối đa 24 tháng và nộp khoản tiền chậm tiến độ.
- Người sử dụng đất DKV vi phạm quy định của Nhà nước về sử dụng đất đúng mục đích một cách nghiêm trọng, cố tình vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần;
- Người sử dụng đất DKV có hành vi cố ý hủy hoại đất;
- Người sử dụng đất DKV tự nguyện trao trả quyền sử dụng đất DKV cho Nhà nước;
- Người được Nhà nước giao đất DKV để quản lý nhưng lại thiếu trách nhiệm, để đất bị lấn chiếm;
- Người sử dụng đất DKV cố ý không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, đã bị xử phạt hành chính nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm;
- Tổ chức được Nhà nước giao đất và thu tiền sử dụng đất nhưng tổ chức đó bị cắt giảm, giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác hoặc không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất;
- Cá nhân được Nhà nước giao đất và thu tiền sử dụng đất đã mất nhưng không có người thừa kế đất theo đúng quy định pháp luật.
Có quy định rất rõ về các trường hợp thu hồi đất DKV (Ảnh minh họa)
5. Có Nên Mua Đất Quy Hoạch DKV Hay Không?
Hiện nay, đất khu vui chơi giải trí công cộng DKV đang được các nhà đầu tư bất động sản rất quan tâm bởi tính chất đặc thù và những sự thay đổi trong giá cả, quy hoạch của loại đất này. Những ưu điểm khiến đất DKV được nhiều nhà đầu tư thông thái không tiếc để bỏ tiền ra mua có thể kể đến như vị trí địa lý rất đẹp cùng với giá cả thì rẻ hơn nhiều so với các loại đất khác.
Do vậy, ngoài việc tìm hiểu kỹ đất DKV là gì, nhà đầu tư cần nắm bắt rõ về quy hoạch đất DKV tại khu vực mình muốn mua, hiện trạng và sự thay đổi sẽ giúp các nhà đầu tư đất DKV có cái nhìn tổng quát nhất, tránh bị ép giá và lựa chọn được mảnh đất hợp lý, đúng đắn, mang lại lợi nhuận cao.
Ví dụ như tại Việt Nam thời điểm hiện tại, đất DKV đang tập trung rất nhiều chủ yếu ở TP. Phú Quốc, một điểm đến du lịch hấp dẫn và cũng là khu vực có nhiều vị trí đất quy hoạch DKV giàu tiềm năng thu hút giới đầu tư bất động sản. Vị trí của các khu đất DKV ở Phú Quốc đa số là những khu đất rất thuận tiện cho việc đi lại bao gồm: Đường Cửa Lấp Suối Mây phía sân bay Phú Quốc, Đường Bào và Trục đường DT 46.
Quy hoạch đất DKV đến nay cũng đã có sự thay đổi theo thời gian, hiện trạng và định hướng quy hoạch của toàn thành phố đảo này. Theo đó, một trong những sự thay đổi dễ thấy nhất là sự thay đổi đất quy hoạch DKV từ đất Cây Xanh Cảnh Quan sang đất Du Lịch Hỗn Hợp. Đất DKV ở Phú Quốc còn được giới đầu tư gọi là đất dự trữ, nghĩa là đất chưa có quy hoạch cụ thể cho chức năng của đất đó.
Việc mua đất DKV hứa hẹn nhiều tiềm năng về lợi nhuận với các nhà đầu tư (Ảnh minh họa)
Đồng thời, các nhà đầu tư nên lưu ý đất quy hoạch DKV tại Phú Quốc là khu vực đất không được phép kinh doanh dịch vụ cũng như xây dựng nhà ở. Ngay từ năm 2018, Phú Quốc đã ngừng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV sang đất thổ cư.
Do đó, nếu xây dựng nhà ở trên đất quy hoạch DKV thì sẽ bị xem là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, mật độ dân số tại Phú Quốc đang ngày càng gia tăng, nên không ít chuyên gia kỳ vọng rằng chính sách về đất DKV sẽ được thay đổi để đáp ứng nhu cầu ở của dân cư sinh sống tại Phú Quốc. Nhà đầu tư hiểu rõ điều này để đảm bảo tính thanh khoản khi mua đất và sự an toàn nếu muốn sử dụng đất lâu dài.
Trên đây là những thông tin được Muonnha.com.vn tổng hợp nhằm làm rõ đất DKV là gì, đất DKV có được xây nhà không, hay có nên mua đất quy hoạch DKV hay không. Qua đó hi vọng các nhà đầu tư có thể tham khảo, cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Độc giả đừng quên theo dõi website để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến lĩnh vực bất động sản nhé.
Hà Linh
Xem thêm:
>> Đất phi nông nghiệp là gì, gồm những loại đất nào?
>> Đất ĐRM là gì, có chuyển đổi thành đất thổ cư được không?
>> Đất dịch vụ là gì, có nên đầu tư không?