Lãng phí tài nguyên
Dù cho đã có sự khởi sắc trong thị trường bất động sản nhưng tình trạng "hoang hoá" vẫn diễn ra ở hàng loạt các dự án đất nền hay căn hộ trên địa bàn các quận ngoại thành như quận 9, quận 7, huyện Nhà Bè và cả 1 vài tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương,…. Không những thế, có rất nhiều dự án đã được triển khai xây dựng cách đây cả chục năm nhưng hiện nay cơ sở hạ tầng cũng chỉ có những đường đi nội bộ được rải đá cấp phối.
Dự án biệt thự An Khang (phường Phú Hữu, quận 9) với hàng chục căn biệt thự có quy mô hơn 11ha, tuy nhiên những căn nhà đó được hoàn thiện về cơ bản rồi lại bít cửa để đó. Vậy nên tình trạng trồng rau, nuôi gà của một số người dân sống xung quanh cho đến việc nuôi chim yến cũng chẳng phải là chuyện hiếm. Dù cho dự án nằm ngay cạnh đường cao tốc Tp. HCM - Dầu Giây - Long Thành nhưng tình trạng những căn nhà cỏ mọc um tùm, hoang vắng người ở vẫn đang tiếp diễn.
Tình trạng “"vườn không nhà trống" hiện nay tại một dự án
Một vài dự án Đông Tăng Long, Bách Khoa, …cách đó không xa cũng trong trình trạng không có gì khá khẩm hơn. Những dự án đất nền như Thạnh Mỹ Lợi, Anh Tuấn garden... ở Nhà Bè (quận 2) cũng chỉ có rất ít người đến xây nhà.
Cách đây 5 năm, 45 khối chung cư, 550 nền đất và gần 2.000 căn hộ với kinh phí đầu tư xây dựng lên tới hơn 1.000 tỷ đồng thuộc khu tái định cư Vĩnh Lộc B có quy mô 30 ha đã được đưa vào sử dụng. Khu tái định cư này được kỳ vọng sẽ giải quyết sự “khát” nhà, mong đất của nhân dân thuộc các dự án trên địa bàn bị giải tỏa.
Nhưng cho đến nay, chỉ có 3 gia đình ở trên tổng khối 44 căn hộ, còn hầu hết khối chung cư thuộc khu tái định cư nói trên gần như bỏ trống và vẫn vắng bóng người. Bên cạnh đó, những dự án đã "án binh bất động" suốt nhiều năm qua dù cho trước đó được chủ đầu tư tổ chức động thổ xây dựng rình rang như dự án Thành Công Tower (quận Tân Phú), Gia Định Plaza (quận 12) và cả những dự án còn dở dang như Kenton (quận 7)
Tìm ra hướng khắc phục.
Để "cứu vãn" cho các dự án đã bị đình trệ quá lâu, pháp lý của những dự án này đã được Tp. HCM đã kiên quyết thu hồi. Hiện 536 dự án phát triển đô thị không triển khai hoặc chậm tiến độ đã được UBND Tp. HCM đã ra quyết định thu hồi và quyền lợi hợp pháp được trả lại cho người dân thuộc khu vực có dự án. Những dự án chậm triển khai cũng theo Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tiếp tục bị “siết chặt”.
Từ góc độ thị trường, trong bối cảnh thị trường bất động sảnđang cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, người mua ngày càng thận trọng, kỹ tính hơn cũng đồng nghĩa với việc chủ đầu tư sẽ phải có một chiến lược đầu tư một cách bài bản cho dự án của mình mới mong có thể thu hút khách hàng.
Tổng giám đốc Phúc Khang Corp, Bà Lưu Thị Thanh Mẫu cho biết, để có thể thật sự thuyết phục được khách hàng, công ty của bà cũng phải năm lần bảy lượt tổ chức đưa khách đi tham quan dự án. Muốn tạo sự thu hút và hứng thú với họ, phải kết nối đồng bộ và đầu tư hạ tầng đầy đủ, khách hàng sẽ muốn dọn đến ở ngay, như vậy mới có thể hạn chế tình trạng lãng phí "mua xong bỏ đó".
Giám đốc Bộ phận phát triển doanh nghiệp, bất động sản thương mại thuộc Tập đoàn HongKong Land, Ông Cosimo Jencks nhận định, có không ít doanh nghiệp không đủ mạnh về năng lực nhưng lại thích "tô hồng", ra giá nhà cao hơn mặt bằng chung thu nhập thực tế của người dân. Mặt khác, một vài công ty nhảy vào làm dự án trong khi năng lực tài chính thì chưa đủ, họ cầm tiền của dự án này đổ vào dự án khác; bởi vậy những dự án đó vừa không được đầu tư đến nơi đến chốn lại khiến người mua lãnh đủ, bộ mặt đô thị từ đó mà cũng trở nên nhếch nhác.
Trong thời gian tới, với các quy định chặt chẽ về vốn pháp định trong kinh doanh bất động sản, số không nhỏ những tay chơi nghiệp dư đó sẽ phải chấp nhận rút chân khỏi thị trường. Xét trên góc độ quản lý, để hạn chế được tình trạng nhiều dự án trở thành "vườn không nhà trống", rất cần có những quy định chặt chẽ để ràng buộc chủ đầu tư phải có sự đầu tư hợp lý nhất về sự tiện tích, hoàn chỉnh trong cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu thiết thực của người mua.