Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Mối lo thâu tóm "ngầm" bất động sản

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu một số bộ ngành và địa phương báo cáo về nguy cơ doanh nghiệp trong nước bị thâu tóm, thất bại ngay trên sân nhà trước làn sóng doanh nghiệp bất động sản ngoại đổ vào VN.

“Mượn” danh nhà đầu tư trong nước

Thực tế, những cuộc thâu tóm âm thầm từng xảy ra tại một số địa phương trong mấy năm qua. Mới đây thông tin 21 lô đất (có nhiều lô rộng cả 20ha) gần sân bay quân sự Đà Nẵng người Trung Quốc mua nhưng do người Việt đứng tên khiến dư luận lo lắng. Sở TN-MT Đà Nẵng giải thích, từ nhiều năm trước, cá nhân người Việt chuyển nhượng quyền sử dụng 20 lô đất dọc tường sân bay Nước Mặn cho một công ty trong nước nhưng có 48% vốn góp của nhà đầu tư Trung Quốc. Hay có lô cũng từ công ty trong nước nhưng sau được góp… 90% vốn của công ty Mỹ mà người đại diện vốn là người Trung Quốc...

Riêng nguy cơ doanh nghiệp (DN) nội trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) bị thâu tóm vì thất bại trên sân nhà, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, tính đến thời điểm hiện tại rất khó xảy ra. DN nội vẫn đang thống lĩnh thị trường BĐS với hàng loạt dự án lớn trải dài trên cả nước. Cảnh báo là đâu đó đã có hiện tượng nhà đầu tư ngoại núp bóng nhà đầu tư trong nước, ráo riết thâu tóm BĐS trong nước để rút ngắn thời gian xin cấp phép đầu tư một dự án mới. Đáng nói hơn, một số dự án nhà đầu tư ngoại quan tâm lại ở một số địa điểm nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng như ven biển, gần sân bay, trên sông, sát biên giới như vùng lân cận sông Đồng Nai, gần khu vực sân bay Long Thành, khu vực Vân Đồn, Vân Phong...

thâu tóm dự án bất động sản
Các dự án bất động sản lớn hiện đều của các doanh nghiệp trong nước. Ảnh: Đình Sơn

“Thậm chí, có tập đoàn nước ngoài từng được giao dự án lớn tại vùng ven biển, lại đánh tiếng muốn thuê thêm mở rộng với số lượng từ hàng trăm đến hàng ngàn héc ta đất”, ông Châu thông tin và cho rằng, 21 lô đất tại Đà Nẵng mới đây được phát hiện là của chủ người Trung Quốc nhưng do người Việt đứng tên là những phát hiện nhỏ lẻ. “Họ không chính danh mà ẩn danh, núp bóng người Việt để thực hiện các hoạt động thâu tóm này. Đó cũng là một trong những lý do cần thiết có những cuộc rà soát trên toàn quốc”, ông Châu nhấn mạnh.

Công khai thâu tóm chưa thấy

TS Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, phân tích hiện có gần 70 DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS, hạ tầng, khu công nghiệp của VN niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong đó có những DN BĐS lớn nhất của VN như VinGroup, Novaland, FLC, Quốc Cường Gia Lai, Hà Đô, Vinaconex, Tập đoàn Kinh Bắc, Phát triển đô thị Từ Liêm, Công ty phát triển nhà Thủ Đức... Thế nên, để đánh giá xem liệu có tình trạng công ty trong nước bị thâu tóm hay chưa thì rất dễ dàng xem xét cơ cấu vốn, cơ cấu cổ đông của các DN này.

Bởi theo quy định trên sàn chứng khoán, bất cứ cổ đông lớn nào đang sở hữu 5% vốn trở lên tại một công ty niêm yết là phải báo cáo và công bố thông tin xoay quanh các giao dịch mua bán cổ phiếu. “Nếu nói vốn ngoại thâu tóm chính thức DN nội trong lĩnh vực BĐS thì tôi chưa thấy rõ. Nếu để xem xét và ngăn chặn những vụ thâu tóm ngầm thì chỉ cần kiểm tra khoanh vùng các dự án nghỉ dưỡng, BĐS lớn với hàng trăm ha ở các khu du lịch ven biển, các vị trí trọng yếu ở nhiều tỉnh thành có liên quan về an ninh quốc phòng.

Đặc biệt nếu các dự án lớn lại giao cho những DN có quy mô vốn nhỏ thì phải xem xét nguồn gốc vốn từ đâu để thực hiện. Còn riêng với những DN chỉ làm dự án dân sinh, cho dù có vốn nước ngoài tham gia thì tôi thấy cũng bình thường”, TS Đinh Thế Hiển nói.

TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS VN, cũng cho rằng thông tin nhà đầu tư ngoại thâu tóm các dự án BĐS chưa thấy. Việc mua đi bán lại dự án là bình thường, nhưng tăng đầu tư chiếm tỷ lệ vốn cao để thâu tóm chưa nghe phản ánh.

“Nếu có cảnh báo, cần cảnh báo các địa phương trong tiếp nhận vốn FDI vào lĩnh vực BĐS phải hết sức cẩn trọng, chọn lọc và có những tiêu chí cao hơn như công nghệ cao, đầu tư xanh. Trong quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 50 Bộ Chính trị có tiêu chí đầu tư phải bảo đảm quốc phòng, an ninh được đặt ra. Nếu gắn những tiêu chí này trong thu hút FDI vào BĐS, chúng ta cần phải đặt câu hỏi lại, liệu có cần thiết kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này nữa hay không? Nếu có thì nên kêu gọi vào lĩnh vực nào, lĩnh vực nào làm được, lĩnh vực nào nên tập trung hay nói đúng hơn là ưu tiên kêu gọi đầu tư trong nước mà thôi", ông Thắng đặt vấn đề.

FDI đăng ký vào bất động sản đứng thứ hai

Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), từ đầu năm đến hết tháng 9/2019, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực BĐS đứng thứ hai với 1,77 tỷ USD, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Nguyên Nga

Bài viết liên quan

Bán đất Hồ Chí MinhBán Condotel Khánh HòaBán kho Cà MauBán nhà mặt phố Đà NẵngBán đất Tuyên QuangCho thuê kho Hà NộiCho thuê kho Cao BằngCho thuê căn hộ Hòa BìnhCho thuê nhà Hải DươngCho thuê nhà mặt phố Điện BiênBán Condotel Long XuyênBán kho Cẩm XuyênBán căn hộ Quận 7Bán biệt thự Ngọc LặcNhà trọ Côn ĐảoNhà trọ Si Ma CaiNhà trọ Lý NhânCho thuê shophouse Sóc SơnCho thuê shophouse Tân HồngCho thuê nhà mặt phố Buôn ĐônBán shophouse Phường Long BiênBán kho Xã Hoàng TânBán nhà mặt phố Xã Phú XuânCho thuê chung cư Xã Hiếu LiêmCho thuê chung cư Xã Chư RăngBán căn hộ Đường Bình Hoà 25Bán chung cư Đường Văn ThuậnCho thuê chung cư Đường Mã LộCho thuê biệt thự Đường Đồng DầuCho thuê biệt thự Đường Phạm Hữu NghiCho thuê nhà Royal GardenCho thuê Lagoona Bình ChâuCho thuê văn phòng Tài Lộc Office BuildingChung cư Sun Premier Condotel Đà NẵngCho thuê căn hộ Home City - Trung Kính ComplexCăn hộ Nhà ở xã hội Đông DươngChung cư The Emerald 68Cho thuê căn hộ Bình Lục New CityBán nhà The FusionCho thuê nhà New Moon