Năm 2018, kiều hối đổ vào địa ốc tiếp tục tăng
Theo thông tin từ phía ngành ngân hàng, tỷ lệ kiều hối đổ vào bất động sản (BĐS) chỉ đứng sau lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đạt khoảng 21-22%.
Theo thông tin từ phía ngành ngân hàng, tỷ lệ kiều hối đổ vào bất động sản (BĐS) chỉ đứng sau lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đạt khoảng 21-22%.
Có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, Luật Nhà ở sửa đổi quy định, người Việt tại nước ngoài có cơ hội được sở hữu các bất động sản lâu dài tại Việt Nam. Nhưng trên thực tế, kiều bào vẫn gặp phải nhiều khó khăn do những vướng mắc còn tồn tại.
Từ tháng 7/2015, theo Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS), Việt kiều, người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn nhiều rào cản liên quan đến việc mua bán và chuyển tiền.
Không chỉ tạo tâm lý háo hức với người mua nhà, việc Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi và Luật nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/7 cũng khiến giới đầu tư trong và ngoài nước không khỏi mong chờ.
Mặc dù Việt Nam đã "nới" Luật khi cho phép người nước ngoài được mua và sở hữu nhà nhưng chỉ giới hạn trong 50 năm. Điều này khiến nhiều khách ngoại tỏ ra bất an, nhất là trong trường hợp họ muốn bán hoặc tặng cho một cá nhân người nước ngoài khác thì thời hạn sẽ tính thế nào?
Ngay sau khi luật Nhà ở năm 2014 với một số điều kiện cho người nước ngoài mua nhà được "cởi trói" chính thức thi hành từ ngày 1/7, hàng trăm căn hộ của một số dự án tại Tp.HCM đã được Việt kiều và người nước ngoài đặt mua, thông tin từ CBRE.
Tại hội thảo về những dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) và Luật Nhà ở do Hiệp hội BĐS Tp.HCM tổ chức ngày 17/7, nhiều ý kiến sát với thực tế đã được các doanh nghiệp tham gia đóng góp.
Kể từ 1/7, chính sách cho kiều bào ở nước ngoài có thể mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã chính thức có hiệu lực và theo dự đoán của giới chuyên gia, đây sẽ là cú hích mạnh đối với thị trường bất động sản.
Mặc dù quy định cho phép Việt kiều, người nước ngoài mua nhà được cho là đã "thoáng hết cỡ" nhưng sau khi Luật chính thức thi hành (từ hôm qua 1/7), nhiều Việt kiều chưa kịp vui lại phải đối mặt với nỗi lo mới khi Dự thảo Nghị định hướng dẫn yêu cầu họ phải có giấy tờ xác nhận là người gốc Việt, do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) và Luật Nhà ở sẽ bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (1/7). Tuy nhiên, Nghị định hướng dẫn thực hiện vẫn chưa soạn thảo xong khiến nhiều người lo ngại vì không biết Luật sẽ được thực thi ra sao, nhất là quy định cho Việt kiều mua nhà ở trong nước.
Cuối năm là thời điểm lượng kiều hối tập trung chuyển về trong nước. Thông thường, một lượng không nhỏ từ nguồn này sẽ đổ vào bất động sản. Năm nay, khi chính sách cho người nước ngoài mua nhà được nới lỏng, thị trường BĐS sẽ nhiều có cơ hội hấp thu lượng tiền khổng lồ này.
Theo dự thảo Luật Nhà ở, người nước ngoài và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài được mở rộng quyền sở hữu nhà tại các dự án ở Việt Nam. Nhưng trong khi Bộ Xây dựng tính “mở” đối tượng mua nhà thì Bộ Tư pháp lại “thắt” lại chuyện quốc tịch.
Không chỉ Việt kiều hay người nước ngoài mà các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng tỏ ra phấn khởi nếu điều này trở thành hiện thực.
Chính phủ đã đồng ý với chủ trương cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài, Việt kiều sở hữu bất động sản (BĐS) tại Việt Nam, song xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến, như cho sở hữu phải kèm điều kiện gì? Mở cơ chế ở phân khúc nào? Rủi ro gì có thể đến?...
Thảo luận tại phiên họp Thường vụ Quốc hội sáng nay (10/3) về dự luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh quy định mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh BĐS cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (gọi tắt là Việt kiều).
Với tư cách một người đã từng làm luật, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng quy định mở tối đa quyền mua nhà cho đối tượng người nước ngoài là một chính sách mang tầm nhìn dài hạn của cơ quan quản lý nhà nước.
Chuẩn bị cho phiên họp thứ 26 (dự kiến từ 10-14/3/2014) về dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), Bộ xây dựng đặc biệt chú ý nội dung cho phép các tổ chức nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở để kinh doanh. Tuy nhiên câu chuyện về tính pháp lý quanh đề xuất mới này vẫn còn nhiều điều phải bàn cãi.
Việt kiều là đối tượng được mua và sở hữu nhà ở, song những vướng mắc về thủ tục, giấy tờ cũng như việc áp dụng luật thiếu thống nhất tại một số địa phương đã làm hạn chế số lượng người mua, không hút được dòng vốn từ nguồn khách hàng này.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định chính sách cho Việt kiều mua nhà là “cực kỳ thoáng”. Trong khi đó đại diện cho Việt kiều ở Bộ Ngoại giao lại nói rằng tại địa phương lại tắc vì cán bộ hành chính đòi Việt kiều phải có… hộ khẩu!