Cần thuê mặt bằng kinh doanh tốt? Điều này không đơn giản. Theo ghi nhận từ một khảo sát mới đây, trong 6 tháng đầu năm 2019, nhu cầu cần thuê mặt bằng liên tục tăng. Thị trường cho thuê mặt bằng nhà phố , nhà riêng lẻ tại TP. HCM tăng 8%-10% so với tháng trước.
Giá tăng theo nhu cầu thương mại
Lượng tin đăng cho thuê mặt bằng tăng từ 10%-25%.
Đặc biệt, nhu cầu thuê các mặt bằng nhà phố, nhà riêng diện tích nhỏ. Thường để buôn bán hay mở quán ăn uống tăng đến 20%-40%.
Được biết, giá thuê nhà mặt tiền tại TP.HCM tăng thêm bình quân từ 12%-15% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nhu cầu cần thuê mặt bằng gần chợ hoặc gần các tuyến đường lớn, sầm uất thuộc quận 3, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Tân, Tân Phú tăng lên. Dẫn đến giá thuê chạm đến ngưỡng tăng 20%.
Một số con hẻm nhỏ nhưng rộng và nằm trung tâm cũng tăng 20%-30%. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu cần thuê mặt bằng thương mại ngày càng tăng cao. Ngoài ra, việc giá bất động sản tăng khá mạnh thời gian qua nên giá cho thuê cũng phải tăng theo.
Giá cho thuê mặt bằng tại nhiều điểm có sự chênh lệch lớn
Ở khu vực đường Tên Lửa, đường số 17, 17A đối diện khu Aeon Mall (Bình Tân), giá thuê mặt bằng tăng 50%-70% chỉ trong vòng 1 năm.
Từ 20-25 triệu đồng lên 40-50 triệu đồng cho một căn nhà mặt tiền diện tích 4 m x 20 m một trệt 2 lầu. Lý do là khu này vừa xuất hiện thêm 2 bệnh viện và Trung tâm Thương mại Aeon Mall.
Vì thế, nhiều người tìm đến mở nhà hàng, cà phê, cửa hàng tiện lợi… Khu vực này còn thu hút những đội chuyên đi săn các mặt bằng. Sau đó cho thuê lại với giá cao hơn.
Âm thầm đóng cửa, trả mặt bằng
Dọc theo các tuyến đường Thành Thái, Tô Hiến Thành, 3 Tháng 2 (quận 10, quận 11), nhiều người kinh doanh nhỏ than thở về việc chủ nhà đòi tăng giá thuê mặt bằng.
Ông Trần Văn Tín cho biết: “Chủ nhà thông báo sẽ lấy lại mặt bằng sau khi kết thúc vào tháng 9 tới. Để một doanh nghiệp thuê làm chuỗi thức ăn nhanh với giá 80 triệu đồng cho căn nhà diện tích 4,5 m x 23 m. Trong 6 năm, mỗi lần ký hợp đồng 3 năm là chủ đều đòi tăng giá 20%-30%. Chứ không phải 10%-15% như cam kết. Tôi kinh doanh nhỏ không thể có lãi nhiều để trả tiền thuê. Vì thế, đành chấp nhận trả mặt bằng đi nơi khác”.
Nhiều mặt bằng cho thuê âm thầm đóng cửa vì kinh doanh kém
Ông Nguyễn Hồng Hải – Tổng Giám đốc Công ty Okamura Sanyo Properties, đơn vị quản lý hệ thống văn phòng cho thuê Paxky cho hay: “Có thể nói, thời gian qua, phong trào khởi nghiệp phát triển, kinh tế tốt lên. Nhu cầu mở cửa hàng, quán ăn, làm văn phòng ngày càng lớn. Góp phần làm giá mặt bằng thuê tăng lên. Tuy nhiên, gần đây có hiện tượng “tưng bừng khai trương mà âm thầm đóng cửa” vì chi phí mặt bằng quá cao. Cho nên, khi bắt đầu cần thuê mặt bằng kinh doanh, người thuê nên cân nhắc kỹ. Từ việc chọn lựa địa điểm, vị trí tốt nhất với giá vừa phải. Không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, giá thuê nhà thường tính bằng USD. Vì thế, khi tỉ giá tăng, tiền trượt giá cũng làm ảnh hưởng đến người thuê.”
Khi cần thuê mặt bằng, người trẻ nên biết điều gì?
Trước khi chọn và thuê mặt bằng kinh doanh, người trẻ cần nắm vững 5 bước này.
Thứ nhất, nghiên cứu thật kỹ vị trí, khu vực cần thuê
Nhiều người kinh doanh thường có xu hướng thích những mặt bằng giá rẻ.
Thậm chí họ còn không ngại ngần ký hợp đồng thuê mặt bằng đó ngay. Sau đó mới tính đến việc thiết lập việc kinh doanh. Cách làm nguy hiểm này có thể dẫn đến những rủi ro lớn về sau.
Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, lựa chọn khôn ngoan nhất đối với những người cần thuê mặt bằng kinh doanh đó là: “Rẻ chưa đủ – Phải phù hợp”.
cần thuê mặt bằng 4
Tìm hiểu vị trí cần cho thuê mặt bằng, không chọn qua loa
Thứ hai, xác định thông tin đối tượng khách hàng tiềm năng
Việc thu thập rất nhiều thông tin một cách tỉ mỉ, chi tiết dựa qua 3 trình tự sau đây:
- Sàng lọc thông tin về nhân khẩu học: Khách hàng tại khu vực bạn sẽ kinh doanh chủ yếu là nam hay nữ, độ tuổi trung bình của họ là bao nhiêu?
- Sàng lọc thông tin về sản phẩm: Những người dân tại khu vực này đang sử dụng những sản phẩm gì? Có tương đồng với sản phẩm của bạn đang dự định kinh doanh? Mức giá mà họ chi trả là bao nhiêu cho từng sản phẩm? Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm đó?
- Sàng lọc thông tin về đối thủ cạnh tranh: Những đối thủ cạnh trang đang bán những sản phẩm gì? Tại sao họ lại bán những sản phẩm như vậy? Họ có điểm gì nổi bật?
Thứ ba, tìm kiếm và sàng lọc mặt bằng
Người trẻ đang cần thuê mặt bằng kinh doanh phải tìm kiếm các thông tin về giao dịch bất động sản (listing) phù hợp với loại hình kinh doanh và ngân sách mà mình đang có. Nguồn thu thập thông tin thì rất đa dạng.
Có thể đến từ môi giới, báo chí, các trang web, lái xe trên đường. Hoặc hỏi trực tiếp chủ nhà… Điểm cần lưu ý nhất trong giai đoạn này là hãy đưa ra những tiêu chí thật cụ thể phù hợp với loại hình kinh doanh của mình. Nhanh chóng sàng lọc đi những thông tin không cần thiết.
Truy cập Muonnha để sàng lọc thông tin những điểm cho thuê mặt bằng phù hợp
Các tiêu chí sàng lọc bao gồm: diện tích, số lượng khách, ngân sách, vị trí chiến lược… Hãy mô tả những tiêu chí cụ thể qua bước tính toán phía trên cho nhân viên môi giới.
Từ đó, họ có thể tìm nhanh chóng và phù hợp các bất động sản cho bạn. Phải sắp xếp một chuyến đi thực tế tới tất cả các địa điểm đã được lọc để nắm thêm thông tin chi tiết. Nên nhớ: “Hãy dành 80% thời gian để sàng lọc giao dịch, 20% đi xem và thương lượng”. Đừng làm ngược lại vì sẽ tốn thời gian vô ích.
Thứ tư, thương lượng với chủ cho thuê mặt bằng kinh doanh
Có một nguyên tắc bất di bất dịch trong khi thương lượng là: “Hãy dành thời gian đôi co một chút”. Y như chơi kéo co, nếu thắng ngay lập tức, bạn sẽ té nhào. Đừng vội chấp nhận lời chào giá của chủ nhà, chủ đất.
Nếu như họ thực sự muốn cho thuê, họ sẽ chấp nhận thương lượng. Chấp nhận sớm sẽ làm cho chủ nhà/chủ đất cảm thấy bị “hớ”. Rất có thể họ sẽ ngưng giao dịch đó đột ngột.
Kế tiếp là thương lượng dựa trên triết lý “Đôi bên cùng thắng”. Người đi thuê mặt bằng sẽ đạt được thứ mà họ thương lượng trên cơ sở hai bên cùng thắng. Nếu kết thúc hợp đồng mà chủ nhà không ký tiếp tục thì đối với bên đi thuê cũng là sự mất mát.
Do việc kinh doanh đã ổn định, khách đã quen địa điểm và đã có thương hiệu. Nếu chủ mặt bằng không được lợi ích thỏa đáng, họ có thể tìm cách phá rối để lấy lại nhà.
Một nguyên tắc nữa là tuyệt đối tránh cảm xúc lên quá cao khi chọn mặt bằng. Nếu mặt bằng tốt nhưng vượt quá ngân sách hoặc không phù hợp với tiêu chí kinh doanh, hãy mạnh dạn bỏ qua nó.
Thứ năm, xúc tiến hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh
Đây là bước cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng. Mọi thứ sau khi hai bên thương lượng phải được ghi chép cụ thể bằng hợp đồng. Một số điểm cần lưu ý khi làm hợp đồng thuê mặt bằng:
Hợp đồng thuê bắt buộc phải có đủ 7 điểm. Bao gồm: giá thuê, tiền cọc, diện tích thuê, thời gian thuê, khoản tăng giá hằng năm, ngày bàn giao mặt bằng và tình trạng mặt bằng lúc bàn giao.
Thứ sáu, công chứng hợp đồng cho thuê
Nên công chứng hợp đồng tại bất kỳ phòng công chứng Nhà nước hay phòng công chứng tư nhân. Công chứng viên sẽ xác nhận giúp bạn xem đó có phải là người chủ thật sự của mặt bằng cho thuê đó hay không.
Bạn cần thỏa thuận rõ các chi phí liên quan trong hợp đồng.
Bao gồm: chi phí công chứng, chi phí xây dựng sửa chữa (nếu có), thời gian sửa chữa… Nếu trong trường hợp bạn không am hiểu về pháp lý thì hãy nhờ luật sư. Hoặc những người có kinh nghiệm soạn thảo sẵn mẫu hợp đồng cho bạn.
Lời kết
Ngoài những lưu ý trên, nếu bạn còn nghi ngờ và cảm thấy mặt bằng thuê không ổn, hãy bỏ qua nó và không tiếc nuối. Tiếp tục dành thời gian tìm kiếm cho mình một địa chỉ cho thuê lý tưởng hơn. Trong trường hợp cần thuê mặt bằng gấp, bạn có thể truy cập Muonnha.com.vn. Muonnha sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất về các mặt bằng chất lượng. Chúc bạn sớm tìm được mặt bằng ưng ý nhất.
(Theo News.Mogi.Vn)