Với các bạn trẻ, du lịch tại nước ngoài có thể là một đam mê to lớn, nhưng chi phí không nhiều, nếu không thể thuê được khách sạn bạn sẽ làm gì để có thể ở và tận hưởng kỳ nghỉ du lịch của mình, bạn sẽ cần tìm phòng trọ . Vậy Nhà trọ tiếng anh là gì? Nghĩa của nhà trọ để mình trao đổi, tìm thuê tại nước ngoài như thế nào cùng Muonnha.com.vn tìm hiểu nghĩa của nhà trọ, phòng trọ là gì khi được dịch sang tiếng anh các bạn nhé.
Nhà trọ tiếng anh là gì?
"Nhà trọ" trong Tiếng Anh được gọi là "Motel" là những ngôi nhà ở hay là cơ sở, công trình kiến trúc được xây dựng hoặc sử dụng để cung cấp cho du khách có thể tìm kiếm chỗ ở, ngủ lại qua đêm và có thể được cung cấp thức ăn uống và phải trả cho người chủ trọ một khoản phí là tiền thuê trọ.
Nhưng đôi khi tuỳ theo ngữ cảnh giao tiếp mà Nhà trọ được áp dụng bằng những từ khác nhau. Ví dụ như:
Nghĩa của nhà trọ trong tiếng Anh
Chúng ta mở nhà trọ cho lũ lính Telmarine từ lúc nào vậy? " được dịch" Since when did we open a boarding house for Telmarine soldiers?.
Vậy nghĩa " nhà trọ " trong tiếng anh là: " boarding house "
Một vài ví dụ về nhà trọ như
Chúng ta mở nhà trọ cho lũ lính Telmarine từ lúc nào vậy?
dịch
Since when did we open a boarding house for Telmarine soldiers?
Trong khu đất của đền thờ, có một nhà trọ dành cho gia đình.
dịch
There is a hostel for families on the temple grounds.
Một số người thì nghỉ qua đêm ở nhà người quen, số khác thì ở nhà trọ.
dịch
Some would spend the night with friends, others at inns or lodging houses.
Nghĩa Của Phòng Trọ Trong Tiếng Anh
So với nghĩa nhà trọ thì phòng trọ sẽ được dịch khác,cùng tìm hiểu những ví dụ sau đây nhé.
Nếu anh tìm phòng trọ thì không có phòng trống đâu "dịch là" If you're looking for a room, there's no vacancy.
Chúng tôi rời phòng trọ sáng hôm ấy mà không biết phải tìm ông ta ở đâu. Vì vậy, chúng tôi chỉ chọn một hướng và đi.
dịch
Leaving our rented room that morning, we did not know where to begin looking for him, so we simply struck out in a random direction
Lúc em đến phòng trọ.
dịch
When I get to the motel.
Nghĩ coi, bạn bỏ nhiều thời gian cho việc lựa TV cho phòng trọ hơn cả cho việc lựa chuyên ngành và lĩnh vực học.
dịch
I mean, you spend more time picking out a dorm room TV set than you do you picking your major and your area of study.
Vậy tùy vào ngữ cảnh mà "phòng trọ" được dịch thành " a room", "rented room", "the motel", "dorm room", "room"
Chuyện vui: Phòng trọ chỉ nói tiếng anh
Chỉ được nói tiếng Anh. Đó là quy ước ở đây”, Phạm Thanh Sĩ, một thành viên trong căn phòng có chín sinh viên ở chung cư 26 Ngô Quyền, phường 6, quận 5, TP.HCM, cho biết.
Thanh Sĩ đang là SV năm cuối khoa khoa học vật liệu ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Khi nói câu đó với người viết, Thanh Sĩ lúc đầu cũng nói bằng tiếng Anh, sau đó vội nói lại bằng tiếng Việt. Và cuộc trò chuyện này diễn ra ở... hành lang vì các bạn tuân thủ nguyên tắc “trong phòng chỉ được nói tiếng Anh”.
Thanh Sĩ cho biết cả phòng đến đây trọ chung được gần ba năm. Lúc đó hầu hết thành viên trong phòng đều cực tệ tiếng Anh, chỉ nói bập bẹ đôi câu nhưng sai bét nhè. Chính vì thế ai cũng mong sao cải thiện được trình độ tiếng Anh của mình và cùng quyết định quy ước không đụng hàng: “Ở trong phòng chỉ được nói tiếng Anh”.
Đến nay quy ước này đã thực hiện được một năm rưỡi.
Thời gian đầu đi vào quy chuẩn các bạn gặp không ít khó khăn bởi nhiều lý do như vốn từ vựng quá ít, cấu trúc ngữ pháp chưa vững và đặc biệt là ngại. Cộng vào đó mỗi người ở mỗi tỉnh khác nhau như Đồng Nai, Bến Tre, Huế... nên nói tiếng Việt có khi chưa nghe rõ huống hồ nói tiếng Anh, chính vì thế nên mắc cỡ không chịu nói.
“Nhưng dần dà mọi người khuyến khích, động viên người nói yếu, chỉnh sửa cho đúng câu. Từ nào bí và không nói được mọi người sẽ gợi ý hoặc tự tra từ điển. Cũng có lúc quen miệng chỉ nói tiếng Việt liền bị nhắc nhở ngay tức khắc. Nhờ thế nên quen dần và đến giờ mọi câu từ trong nói chuyện, giao tiếp, nói chung là bất cứ điều gì chúng mình đều sử dụng tiếng Anh” - Bảo Anh, SV khoa ngân hàng ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết.
Bảo Anh cho biết thêm khi nói chuyện, người này chờ người kia “vắt óc trả lời” hay ngược lại nhưng không sao, miễn là phải nói bằng tiếng Anh, dù thế nào cũng không được nói tiếng Việt. Cũng có lúc rơi vào tình trạng bí quá không thể nào nói được dù đã cố hết sức đành phải bước ra ngoài cửa nói vói vào bằng... tiếng Việt.
Được biết, mỗi thành viên trong phòng học ở nhiều ngành khác nhau: ngân hàng, ngoại thương, công nghệ thông tin, khoa học vật liệu, kế toán, môi trường. Mỗi ngành có vốn từ vựng riêng biệt chỉ sử dụng trong chuyên ngành đó. Thế nên có khi người này nói người kia không hiểu.
Vì thế các bạn thường xuyên bày cho nhau, bổ sung vào kho từ vựng của mỗi người, nhờ thế vốn từ vựng của các bạn ngày càng phong phú hơn.
Đào Anh Thy, SV lớp ngoại thương 2, ĐH Kinh tế TP.HCM, khoe nhờ “môi trường toàn tiếng Anh” này mà trình độ tiếng Anh của mỗi thành viên được nâng cao rõ rệt.
Sơ kết điểm tiếng Anh các học kỳ đều trên 8,5, Anh Thy đạt điểm 850 trong kỳ thi Toeic, Bảo Anh đạt điểm 78 trong kỳ thi Toefl iBT. Riêng Thanh Sĩ đang là trợ giảng của trung tâm ngoại ngữ Alpha, còn Đoàn Thuần làm thêm công việc dịch thuật cho một công ty trên đường Ngô Quyền (quận 5).
Xem thêm danh sách phòng trọ cho thuê tại TpHCM mới nhất: https://muonnha.com.vn/tp-ho-chi-minh/thue-phong-tro