Sang quán cafe không đơn thuẩn chỉ là việc sang nhượng lại cho người khác một cách đơn giản sau khi đã đặt bút ký vào bản hợp đồng. Theo đó, cả một quá trình đòi hỏi phải có bí quyết khi sang quán cafe . Hãy cùng Muonnha tìm hiểu thêm về điều này!
Khi nào nên sang quán cafe ?
Trong kinh doanh các dịch vụ ăn uống, nếu như sự suôn sẻ luôn đòng hành thì chẳng có gì phải bàn cãi thêm. Tuy nhiên, nếu như mọi thứ không diễn ra như mong đợi, chuyện để thừa nhận thất bại vốn là điều tất yếu.
Dù vậy, cách nhìn nhận thất bại và đối diện cũng như giảm thiểu thiệt hại là như thế nào mới là câu chuyện cần phải quan tâm. Thông thường, với những người kinh doanh thất bại, họ thường chọn cách sang nhượng lại quán, shop hoặc cơ sở kinh doanh cho người khác, qua đó chịu một phần thiệt hại.
Như thế là quá dễ dàng, nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra thuận lợi. Điển hình là như câu chuyện của bạn Nguyễn Tùng Khanh chia sẻ: “Tôi có xem tin sang nhược quán cafe Milano tại đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 10), doanh thu trong 1 tháng của quán tương đối cao và nằm trong mong muốn của bất kỳ ai muốn kinh doanh loại hình này. Trung bình một ngày, chuyện bán vài trăm ly cafe là bình thường. Nhiều lúc đông khách quá, nhân viên phục vụ làm không hết được.
Chủ quán đã đầu tư bộ thiết bị cũng như nhiều thứ khác hơn 10 triệu đông. Nhưng với lý do cùng gia đình sang Anh định cư, nên anh ấy muốn sang lại quán.”
Trong đó không thể bỏ qua cách trang trí quán.
Nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế anh Khanh đã dính phải một vố đau. “Anh ấy bắt tôi đặt cọc 20 triệu đồng với cam kết đầy đủ giấy tờ cũng như tài sản trong quan. Nghe “ngon cơm”, tôi đặt cọc tiên luôn.
Theo như hợp đồng thì ngày 30-7 tôi sẽ phải đưa tiếp số tiền là 70 triệu đồng, trong hợp đồng thỏa thuận là 90 triệu đồng. Nhưng sau khi kiểm tra lại mới biết toàn bộ đồ dùng trong quán không mới như anh ấy nói, và mặt bằng sang quán cafe cũng vậy. Tôi đòi lại tiền cọc, nhưng anh ấy trở mặt khi mọi thứ đã thỏa thuận và có giấy tờ rõ ràng. Thế là tôi đã mất đi số tiền cho cái ngu của mình.”
Câu chuyện không riêng gì của anh Tùng Khanh, mà nhiều người khác cũng gặp phải. Hoặc gặp những vấn đề tương tự khác như làm ăn thất bại trong kinh doanh và muốn sang lại quán cafe.
Đâu là bí quyết khôn ngoan để sang quán cafe ?
Theo chia sẻ của một chuyên gia trong ngành cafe, đối với các bạn trẻ, nên nhờ sự hỗ trợ tích cực từ người đi trước như tham khảo và học hỏi kinh nghiệm khi muốn sang lại một quán cafe nào đó.
Cần nhớ rằng, thương trường là chiến trường, cuộc chơi không dành cho những người thiếu kinh nghiệm, đòi hỏi một sự toan tính chi li hơn rất nhiều.
Sau đó, bạn nên đóng vai trò là khách hàng, đến quán cafe muốn sang nhượng lại để uống xem như thế nào. Bí quyết là không nên đến một ngày, mà nhiều ngày và chia ra làm nhiều buổi. Qua đó có một đánh giá chung nhất có thể.
Và chú ý hết những chi phí cần tính toán.
Cuối cùng là những kinh nghiệm “xương máu” từ những người đi trước đúc kết cho những ai muốn sang quán cafe.
- Không nên đặt cọc bất cứ xu nào trước khi chưa tìm hiểu kỹ về quán
- Không nên tin vào những gì mà chủ quán sang nhượng nói: Hãy tìm hiểu thật kỹ mọi yếu tố, từ cách trang trí quán, diện tích quán, lượng khách của quán,…chớ nên mù quáng mà nghe theo một hướng.
- Thủ tục sang nhượng quán cafe cần phải làm rõ rang và có sự chứng thực của pháp luật để đến khi có tranh chấp gì cũng có căn cứ mà giải quyết.
- Hãy căn cứ vào số lượng khách hàng thực tế đến định giá quán vì đó mới chính là giá trị chứ không phải mặt bằng hay những thiết bị đồ dùng trong quán.
- Hãy chuẩn bị đường rút an toàn cho mình khi sang nhượng không thành.
(Theo News.Mogi.Vn)