Phòng trọ ọp ẹp với giá thuê trên trời, mạo danh chủ trọ thu tiền đặt cọc của công nhân,…đó những thủ đoạn lừa đảo tinh vi mà người lao động phải đối mặt khi tìm thuê phòng trọ công nhân giá rẻ. Ngay dưới đây, Muonnha.com.vn sẽ giúp công nhân nhận biết các chiêu trò tương tự và cách xử lý để không sập bẫy lừa đảo khi thuê trọ.
Mạo danh chủ trọ thu tiền đặt cọc của công nhân
Tình huống xảy ra khi người lao động trực tiếp đi tìm phòng trọ tại các con hẻm nhỏ tại Hà Nội. Qua thông tin tờ rơi, một số người tìm đến các phòng trọ đang có nhu cầu cho thuê và bất ngờ gặp được những chủ trọ “tự xưng” kèm theo những lời giới thiệu hết sức đường mật.
Người lao động cần cẩn thận trước chiêu trò mạo danh chủ trọ thu tiền đặt cọc của công nhân
Với sự an tâm về phòng trọ khang trang và chủ trọ nhiệt tình mà có không ít công nhân cả tin đặt tiền cọc vì lo sợ căn phòng sẽ có người khác thuê trước. Đến khi chuyển đồ tới mới tá hoá nhận ra rằng chủ nhân của phòng trọ là một người khác và không hề biết tới thông tin cũng như số tiền đặt cọc bạn bỏ ra trước đó.
Hãy thật cảnh giác với sự “nhập nhằng”, không rõ ràng của chủ trọ về tiền thuê nhà và cách tính điện, nước hàng tháng
Trường hợp này khiến cho bạn vừa mất số tiền đặt cọc, vừa mất thời gian chuyển đồ qua lại, vừa gặp khó khăn trong việc tìm căn phòng trọ giá rẻ ưng ý. Để tránh chiêu trò lừa đảo này, hãy thật tỉnh táo mỗi khi tiếp xúc với chủ nhân của dãy trọ. Bằng sự bình tĩnh và khôn ngoan của mình, hãy yêu cầu được kiểm tra kỹ càng phía trong căn phòng trọ cho thuê thay vì chỉ được nhìn ngắm bên ngoài. Đồng thời, trước khi đặt tiền cọc và thực hiện thoả thuận ký hợp đồng, bạn cũng có thể đề nghị được xem và chụp lại chứng minh thư của chủ cho thuê phòng trọ để làm căn cứ xác minh trong trường hợp cần thiết.
2. Tiền phụ thu hàng tháng “quá” tiền thuê trọ
Khi tìm nhà trọ, có thể bạn sẽ bắt gặp rấy nhiều tờ rơi cho thuê trọ kèm giá tiền phòng hấp dẫn. Trên thực tế, không phải thông tin nào cũng chính xác, đó có thể chỉ là những chiêu trò lừa đảo của “cò” nhà trọ. Chúng giúp chủ trọ dán tờ rơi khắp nơi để thu hút người lao động đến ở tại dãy trọ mình kinh doanh.
Giá thuê phòng trọ công nhân
Chủ trọ lừa đảo người lao động bằng cách tăng hàng loạt loại phụ phí vô lý trong quá trình thuê trọ
Giá thuê phòng có thể rất rẻ nhưng khi tới ở trọ công nhân mới tá hoả biết rằng căn phòng đó chật chội không đáp ứng cuộc sống và kèm theo hàng loạt các khoản tiền phụ thu vô lý khác như tiền giữ xe, vệ sinh, tiền internet, tiền cáp,… Không phải người thuê trọ nào cũng sử dụng hết những dịch vụ này và các khoản phụ thu khiến cho số tiền phải chi trả hàng tháng bị vượt cao hơn dự toán rất nhiều. Vì trót đặt cọc giữ phòng và ngại va chạm với chủ trọ mà có không ít người lao động chấp nhận chung sống trong cảnh “thắt lưng buộc bụng”, tiết kiệm chi phí sinh hoạt hết mức có thể để bù vào tiền thuê nhà hàng tháng.
3. Mất phí giới thiệu cho cò “nhà trọ”
Giả mạo người dân địa phương, cò “nhà trọ” bắt tay với chủ trọ để dẫn dụ người lao động tới thuê trong những dãy trọ ọp ẹp, mất vệ sinh với mức giá “cắt cổ”. Dù có thể tham khảo lời khuyên từ cư dân sống gần đó nhưng bạn cũng nên cảnh giác trước thái độ quá nhiệt tình từ người xa lạ. Bởi sau khi dẫn bạn đến địa chỉ phòng trọ, bạn sẽ bị “đòi hỏi” một khoản phí có tên là “phí giới thiệu” đấy!
Trước thái độ doạ nạt và ép buộc của cả cò và chủ trọ, bạn chẳng những sẽ mất khoản phí giới thiệu mà còn phải chấp nhận sống trong căn phòng ọp ẹp với giá thuê không hề hợp lý chút nào. Trường hợp này xảy ra phổ biến với những bạn nữ cả tin khi một mình đi tìm phòng trọ. Chính bởi vậy hãy thật tỉnh táo khi đi tìm phòng trọ giá rẻ để tránh phải chịu sự oan ức và ép buộc này nhé!
Đó là những chiêu trò lừa đảo tinh vi mà người lao động có thể gặp phải bất cứ lúc nào khi tìm phòng trọ công nhân giá rẻ . Hãy thật cảnh giác và khôn ngoan để không sập bẫy của chủ trọ xấu tính và cò nhà đất ở khắp mọi nơi bạn nhé!
(Theo News.Mogi.Vn)