Sức hút từ sóng hạ tầng
Thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước được đánh giá là một trong những địa phương có hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, ngày càng được nâng cấp hoàn thiện. Đây cũng là thế mạnh tạo tiền đề để kinh tế, xã hội của tỉnh cũng như của khu vực phía Nam phát triển mạnh mẽ, mở lối cho công nghiệp tăng trưởng bứt phá.
Bình Phước đang tổng lực phát triển hệ thống hạ tầng giao thông
Nổi bật phải kể tới 2 tuyến cao tốc TP HCM – Chơn Thành và cao tốc Chơn Thành – Đắk Nông, được ví như những tuyến đường huyết mạch giúp kết nối kinh tế Bình Phước với các tỉnh thành phát triển tại khu vực phía Nam. Ngoài ra, loạt dự án hạ tầng trọng điểm khác cũng được triển khai như: tuyến Đồng Phú – Bình Dương (vốn đầu tư 2.253 tỷ đồng); dự án đường sắt Dĩ An – Hoa Lư (tổng vốn đầu tư 948,6 triệu USD); nâng cấp tuyến quốc lộ 14C kết nối Đắk Nông với Bình Phước, Tây Ninh, Long An (kinh phí 280 tỷ đồng),…
Không chỉ vậy, tỉnh Bình Phước còn tập trung vào những dự án phát triển hệ thống bến bãi, cảng cạn, cầu vượt để tạo lợi thế cho xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng trưởng. Đồng thời triển khai phương án đầu tư nâng cấp tuyến ĐT 753 và cầu Mã Đà nhằm hoàn thiện giao thông liên kết giữa Bình Phước tới sân bay Long Thành và cảng Cái Mép – Thị Vải.
Phát triển toàn diện thế mạnh công nghiệp
Song song cùng đầu tư đẩy mạnh hạ tầng, Bình Phước cũng đang dồn mọi nguồn lực để phát triển hết tiềm năng về công nghiệp vốn có.
Hiện nay, Bình Phước có 13 KCN với tổng diện tích 4.686ha, trong đó có 11 KCN đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động. Kế hoạch giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Phước sẽ đề xuất quy hoạch 61 cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.381ha (tăng thêm 1.780ha so với quy hoạch đã phê duyệt).
Bình Phước sở hữu nhiều thế mạnh phát triển công nghiệp
Nổi bật trong đó, riêng KCN Becamex Chơn Thành – Bình Phước là 2.449ha, quy mô đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Sau khi hoàn thiện, đây sẽ là đại KCN với diện tích lên tới hơn 4.600ha, lớn bậc nhất cả nước.
Với mục tiêu kế hoạch phát triển KCN đến năm 2030 mà tỉnh Bình Phước đề ra, diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp sẽ khoảng 18.000 ha. Điều này sẽ đưa Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp có vị thế quan trọng đối với vùng Đông Nam Bộ nói riêng và khu vực phía Nam nói chung.
Hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện, kết hợp với thế mạnh công nghiệp hiện hữu cùng quỹ đất cho BĐS công nghiệp rộng lớn, Bình Phước đang trở thành ngôi sao sáng giá trên bản đồ đầu tư BĐS khu vực phía Nam. Đặc biệt là trong phân khúc BĐS liền kề các KCN lớn, có tiềm năng giá trị tăng nhanh và bền vững.
Thị trường BĐS bứt tốc mạnh mẽ
Trước những lợi thế vượt trội về hạ tầng và công nghiệp, BĐS Bình Phước trở nên thu hút đặc biệt giới đầu tư địa ốc. Theo ghi nhận, giá đất đã có sự tăng mạnh, nhất là phân khúc đất nền thổ cư, liền kề các KCN lớn. Giá đất tăng trung bình 20%/năm, thậm chí tại những khu vực có công nghiệp phát triển mạnh và nhiều KCN toạ lạc như Chơn Thành, Đồng Phú, Đồng Xoài,… giá đất tăng đến 2 – 3 lần.
Ngoài ra, nhu cầu tìm kiếm BĐS tại thị trường Bình Phước cũng gia tăng đáng kể. Cùng với đó, lượng giao dịch BĐS tại Bình Phước từ đầu năm 2022 đến nay cũng tăng mạnh.
Có đà tăng giá ngày càng mạnh mẽ, tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, so với các thị trường cận kề, BĐS Bình Phước vẫn có giá mềm hơn và nhiều cơ hội đầu tư sinh lời cao. Hiện tại, giá BĐS Bình Phước chỉ bằng 30 – 40% so với giá của Bình Dương và chỉ bằng 10 – 20% so với thị trường TP HCM.
Các chuyên gia cũng dự báo, Bình Phước vẫn còn nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, đặc biệt khi tiềm năng công nghiệp và hạ tầng của tỉnh còn rất lớn. Vì vậy, xu hướng đầu tư BĐS Bình Phước vẫn sẽ tăng đều và bền vững. Trong đó, phân khúc đất nền thổ cư sẽ chiếm ưu tiên hơn do quỹ đất ngày càng khan hiếm và tâm lý chuộng nhà đất của giới đầu tư. Đặc biệt, các dự án đất nền gần các KCN lớn, có tính pháp lý an toàn, kết nối giao thông thuận tiện sẽ là sự lựa chọn hàng đầu.