Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park
17/11/2022 00:00GMT+7

Khái niệm nhà ở xã hội là gì? Điều kiện mua nhà ở xã hội

Khái niệm nhà ở xã hội là gì? Điều kiện mua nhà ở xã hội - Có rất nhiều người thu nhập thấp nhưng vẫn muốn mua nhà chung cư để sống trên thành phố. Bởi vậy, nhà nước đã có những quy định về điều kiện về một loại hình căn hộ nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp. Nhưng chúng ta đều biết nhà ở xã hội không dành cho tất cả mọi người. Vậy bạn muốn biết "nhà ở xã hội là gì mà không phải ai cũng có phần? Có nên mua nhà ở xã hội không? Quy định và điều kiện mua là gì? Những người nào sẽ được mua

Có rất nhiều người thu nhập thấp nhưng vẫn muốn mua nhà chung cư để sống trên thành phố. Bởi vậy, nhà nước đã có những quy định về điều kiện về một loại hình căn hộ nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp. Nhưng chúng ta đều biết nhà ở xã hội không dành cho tất cả mọi người. Vậy bạn muốn biết " nhà ở xã hội là gì mà không phải ai cũng có phần? Có nên mua nhà ở xã hội không? Quy định và điều kiện mua là gì? Những người nào sẽ được mua nhà ở xã hội?" thì hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Nhà ở xã hội là gì?

nhà ở xã hội là gì

Định nghĩa về nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở, cụ thể Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sở hữu và quản lý của cơ quan nhà nước (có thể là trung ương hoặc địa phương) hoặc được các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng để cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho một số đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội như công chức nhà nước hoặc người có thu nhập thấp mà chưa có nhà ở thuê hoặc mua.

Tức nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội , người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại. Loại hình nhà này được cung cấp ra thị trường với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn (thấp hơn nhà ở thương mại) cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Đặc điểm của nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội thường được xây dựa trên các nhu cầu mua và thuê của những người đang sinh sống ở nhiều địa bàn. Từ đó, thiết kế các quy mô phù hợp với điều kiện và nhu cầu kinh tế, xã hội của từng đối tượng. Cơ quan nhà nước cấp Tỉnh có nhiệm vụ phê duyệt, xem xét và công khai kế hoạch quy hoạch, xây dựng và phát triển các căn hộ xã hội.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, số lượng và địa bàn mà các nhà đầu tư góp vốn và xây dựng theo cho dự án. Để có thể tiến hành, những người này phải làm các loại giấy tờ và thủ tục phải được cơ quan chính quyền phê duyệt. Các nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội là từ tiền cho thuê, bán và mua các căn hộ tại nhiều nơi. Khi đi vào đầu tư, Nhà nước sẽ trích 30 đến 50% số tài khoản sử dụng đất của nhà ở xã hội và dự án trên địa bàn.

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, các khu nhà ở xã hội nằm trên đô thị phải là chung cư, được xây dựng và thiết kế theo đúng số tầng và tiêu chuẩn như sau:

  • Khu chung cư phải đảm bảo cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật theo đúng quy định ở địa bàn đó
  • Diện tích tối đa của mỗi căn hộ là 70m2 và được thiết kế theo hạng, cấp không thấp quá 30m2
  • Các các khu đô thị phân theo loại thì nhà ở xã hội không được xây dựng quá 6 tầng
  • Các khu đô thị cao cấp thì khu chung cư phải xây dựng 6 tầng

Đặc điểm của nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội thường được xây dựa trên các nhu cầu mua và thuê của những người đang sinh sống ở nhiều địa bàn

Nhà ở xã hội sở hữu trong bao nhiêu năm

Nhà ở xã hội giới hạn tối đa 50 năm, tương tự như việc đi thuê bạn chỉ có quyền sử dụng chứ không phải chủ sở hữu căn hộ. Sổ hồng là loại giấy tờ thể hiện quyền đối với đất và các loại tài sản gắn liền với đất có thời hạn lâu nhất. Nhà ở xã hội phải có tuổi thọ 50 đến 60 năm thì mới được cấp loại sổ này.

Nếu căn hộ xuống cấp và không thể sử dụng được nữa thì đất đai vẫn nằm trong dự án thuộc sở hữu chung. Chủ cầu tư có thể ủy quyền hay bán cho người khác để di dời, xây dựng lại và tái định cư theo các chính sách của địa bàn đó. Từ đó tận dụng được tiềm năng vốn có của đất đai.

Nhà ở xã hội sử dụng trong bao nhiêu năm
Nhà ở xã hội giới hạn tối đa 50 năm

Có thể nói, nhà ở xã hội chính là giải pháp giúp những hộ gia đình có thu nhập thấp được sở hữu một căn hộ cho riêng mình. Vì vậy, khắc phục được tình trạng thuê nhà đắt đỏ và giảm bớt các chi phí cho người dân.

Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng mua bán nhà đất

Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có quy định:

Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Kể từ thời điểm người mua, thuê mua nhà ở xã hội được phép bán nhà ở xã hội cho các đối tượng có nhu cầu thì ngoài các khoản phải nộp khi thực hiện bán nhà ở theo quy định của pháp luật, bên bán căn hộ nhà chung cư phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó; trường hợp bán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất, tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bán nhà ở.

Trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Như vậy, bạn không được phép thế chấp nhà ở xã hội (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó).

Bên cạnh đó, việc mua nhà ở xã hội cũng áp dụng đối với những đối tượng có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng nhà ở chật chội, diện tích bình quân của hộ gia đình dưới 10 m²/sàn/người. Hay nhà ở riêng lẻ diện tích bình quân dưới 10 m²/sàn/người và diện tích khuôn viên đất thấp hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở.

Điều kiện mua nhà ở xã hội

Đối tượng mua nhà ở xã hội

Thuộc 01 trong 09 đối tượng sau đây:

- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

- Hộ gia đình (HGĐ) nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

- HGĐ tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị (hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng);

- Người lao động (NLĐ) đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ nhưng không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 81 và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;

- HGĐ, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

(Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014).

Điều kiện mua nhà ở xã hội

Các đối tượng được mua nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện như sau:

- Điều kiện về nhà ở:

Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong HGĐ thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

- Điều kiện về cư trú:

+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;

+ Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

- Điều kiện về thu nhập:

Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên đối với các đối tượng sau:

+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

+ NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Lưu ý: Không yêu cầu đáp ứng điều kiện về thu nhập bao gồm các đối tượng sau:

+ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ mà không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;

+ HGĐ, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Có nên mua nhà ở xã hội hay không?

Nhà ở xã hội là loại hình cư trú đang được rất nhiều người có thu nhập trung bình lựa chọn. Do thị trường nhà đất giá ngày một cao, việc sở hữu một căn nhà riêng, căn hộ chung cư không phải là điều đơn giản. Trong khi đó nhà ở xã hội lại có giá khá mềm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại hình nhà ở này, các hạn chế của nhà ở xã hội bên cạnh những ưu điểm của nó.

Có nên mua nhà ở xã hội không
Có nên mua nhà ở xã hội không?

Nhà ở xã hội là nhà thuộc quyền quản lý của Cơ quan Nhà nước và những tổ chức bất vụ lợi. Mô hình nhà ở này được xây dựng nhằm mục đích cung cấp chỗ ở cho những khách hàng nằm trong danh sách ưu tiên của nhà nước hoặc các đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong những năm gần đây, nhà ở xã hội được coi là giải pháp hiệu quả để hỗ trợ cho khách hàng có thể sở hữu cho khách hàng có thể sở hữu nơi an cư với mức giá rẻ.

Các mô hình nhà ở xã hội hiện nay

Tại Việt Nam, các loại nhà ở xã hội phổ biến gồm có:

Dự án do công ty tư nhân xây dựng, sau đó bán lại cho quỹ nhà ở xã hội dựa theo các chính sách đặc thù

Căn hộ chung cư do nhà nước xây dựng dùng để làm nhà ở xã hội

Có nên mua nhà ở xã hội không?

Hiện nay, tình trạng nhập cư về các thành phố lớn đang gây nên nhiều bất ổn về vấn đề định cư và nhu cầu nhà ở. Những khu nhà ở xã hội thường được xây dựng để phục vụ tầng lớp lao động có thu nhập thấp. Tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ an cư lạc nghiệp, đáp ứng nhu cầu sinh sống lâu dài mà không cần bỏ ra số tiền mua nhà quá lớn.

Để trả lời cho câu hỏi có nên mua nhà ở xã hội không, người mua cần nắm được cái ưu điểm cũng như hạn chế của loại hình BĐS này.

Ưu điểm của nhà ở xã hội

Giá cả: Đây là phân khúc căn hộ chung cư rất phù hợp với các hộ gia đình có thu nhập thấp do được Nhà nước trợ giá.

Hệ thống tiện ích: Hiện nay, có rất nhiều khu chung cư xã hội được trang bị hệ thống giáo dục, khu vui chơi,...

Kiến trúc xây dựng: Nhà ở xã hội vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình.

Thời gian thi công: Thời gian thi công của những dự án nhà ở xã hội tường tương đối nhanh chóng. Cư dân sớm được bàn giao nhà và ổn định cuộc sống

Nhược điểm của nhà ở xã hội

Bên cạnh các ưu điểm thì nhà ở xã hội vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định có nên mua nhà ở xã hội không.

Các dự án nhà ở xã hội thường nằm khá xa trung tâm. Vị trí giao thông thường không mấy thuận tiện, chất lượng dịch vụ không đảm bảo.

Tiện ích và nội thất của nhà ở xã hội cũng không hiện đại, chất lượng như nhà đất hay căn hộ chung cư trung cấp, cao cấp.

Ngoại trừ trường hợp vay vốn để mua chính căn hộ xã hội, người mua không thể thế chấp ngân hàng ngoại.

Nếu muốn chuyển nhượng phải chuyển nhượng cho đúng đối tượng đủ điều kiện.

Chỉ những hộ gia đình nằm trong chính sách của nhà nước hay thuộc diện hộ nghèo mới được phép mua nhà ở xã hội

Thủ tục mua nhà ở xã hội tương đối rắc rối và cần nhiều loại hồ sơ phức tạp. Đặc biệt, bạn không có quyền chuyển nhượng bán lại chênh lệch như căn hộ thương mại.

Lưu ý khi mua nhà ở xã hội

Nếu đã cân nhắc ưu nhược và quyết định mua nhà ở xã hội, hãy cân nhắc một số lưu ý dưới đây của bat dong san Homedy để sở hữu được căn hộ tốt.

  • Thông tin về chủ đầu tư

Tìm hiểu kỹ lưỡng mọi thông tin về chủ đầu tư, công ty xây dựng, đơn vị thiết kế để đảm bảo được sự an toàn và uy tín cho công trình. Chắc chắn rằng gia đình bạn sẽ có được căn hộ như đúng bản hợp đồng đã đề ra. Các nhà đầu tư uy tín trên thị trường bất động sản đã có nhiều công trình chất lượng đi vào hoạt động là một trong những lựa chọn tốt nhất.

  • Giá bán

Giá bán nhà ở xã hội đã vấn đề tiên ảnh hưởng lớn đến việc các hộ gia đình có quyết định mua hay là không. Như đã đề cập ở trên giá bán nhà ở xã hội rẻ hơn rất nhiều lần so với các dự án thương mại. Vì vậy, bạn cần tỉnh táo để lựa chọn được dự án có giá bán hợp lý nhất.

  • Tiện ích

Dự án được đánh giá cao cần phải được thiết kế có nhiều diện tích dành để nghỉ ngơi, thư giãn. Bên cạnh đó, cần phải xét các dịch vụ tiện ích xung quanh dự án nhà ở.

Trên đây, Muôn Nhà đã tổng hợp để giúp bạn giải đáp được thắc mắc Nhà ở xã hội là gì? Điều kiện mua nhà ở xã hội là như thế nào? Có nên mua nhà ở xã hội không?. Để tìm kiếm thông tin mua bán căn hộ chung cư giá rẻ, dự án nhà ở xã hội mới nhất, đừng quên truy cập ngay Muonnha.com.vn. Hàng ngàn tin rao cập nhật mỗi ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được căn hộ ưng ý!

Tin nổi bật

Bài viết liên quan

Tải mẫu hợp đồng mua bán nhà đất cập nhật mới nhất

Hợp đồng mua bán nhà đất là một văn bản rất quan trọng – vì nhà cửa luôn là tài sản lớn của cả một đời người. Ngoài việc phải tuân thủ các qui định mang tính bắt buộc như : phải được lập thành văn bản, công chứng, làm thủ tục sang tên … tất cả mọi chi tiết khác có liên quan đều phải được các bên trao đổi và ghi nhận cụ thể, chính xác trong hợp đồng.

Tải mẫu hợp đồng mua bán nhà đất cập nhật mới nhất

Thuê nhà nguyên căn nên lưu ý về những điều này

Thuê nhà nguyên căn nên lưu ý về những điều này - Với mật độ dân số ngày càng tăng cao, việc lựa chọn thuê nhà nguyên căn cũng trở nên thịnh hành hơn. Thuê nhà nguyên căn giúp người thuê có không gian sống tự chủ, thoải mái hơn. Không những vậy, việc thuê nhà nguyên căn còn giúp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ khi có thể ở nhiều người.

Thuê nhà nguyên căn nên lưu ý về những điều này
Bán đất Hà NộiBán Condotel Nghệ AnBán căn hộ Hồ Chí MinhBán căn hộ Hà GiangPhòng trọ Bạc LiêuPhòng trọ Đắk NôngCho thuê kho Thanh HóaCho thuê shophouse Ninh BìnhCho thuê biệt thự Gia LaiCho thuê nhà mặt phố Vĩnh PhúcBán đất Phước LongBán kho Thuận ThànhBán căn hộ Thanh HóaBán biệt thự Hoàn KiếmBán nhà mặt phố Vị ThủyCho thuê kho Quang BìnhCho thuê nhà Thiệu HóaCho thuê biệt thự Hồng BàngCho thuê nhà mặt phố Quận 4Cho thuê nhà mặt phố Đại TừBán biệt thự Xã Đại ĐồngCho thuê kho Xã Chuyên MỹCho thuê nhà Phường Đức Ninh ĐôngCho thuê biệt thự Thị trấn Củ ChiCho thuê nhà mặt phố Xã Thái HọcBán Condotel Đường ĐT 744Bán chung cư Đường Nhất Chi MaiBán nhà Đường Sơn ĐôngBán đất Đường BN7Cho thuê nhà mặt phố Đường ĐT 770BChung cư Eurowindow Green ParkCho thuê chung cư Royal Park HuếCho thuê chung cư KĐT Phú Mỹ An HuếCăn hộ Harmony SquareCăn hộ IJC@VSIPCăn hộ Exim Pearl TowerCho thuê căn hộ Long Kim IICho thuê căn hộ KĐT Tà Bế Gold CityChung cư Đô thị 725 Đông SơnCho thuê căn hộ Euro Village