Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park
17/11/2022 00:00GMT+7

Chia sẻ kinh nghiệm sinh viên có nên ở trọ một mình không để bạn cân nhắc?

Chia sẻ kinh nghiệm sinh viên có nên ở trọ một mình không để bạn cân nhắc? - Thuê phòng trọ để sống là nhu cầu của rất nhiều sinh viên nếu không muốn gò bó trong ký túc xá của trường. Tuy nhiên, do sống trọ không chỉ có một mình mà thường có bạn ở ghép và những hàng xóm xung quanh nên chúng ta cần biết cách “ sống” để hòa đồng với mọi người.
Chia sẻ kinh nghiệm sinh viên có nên ở trọ một mình không để bạn cân nhắc? - Thuê phòng trọ để sống là nhu cầu của rất nhiều sinh viên nếu không muốn gò bó trong ký túc xá của trường. Tuy nhiên, do sống trọ không chỉ có một mình mà thường có bạn ở ghép và những hàng xóm xung quanh nên chúng ta cần biết cách “ sống” để hòa đồng với mọi người.

Những điều cần biết khi sống trọ

Những dãy trọ của sinh viên luôn đông vui, và nhiều tiếng cười nói, tâm sự, tuy nhiên “sống trọ cũng có nhiều rắc rối và quy định” theo như lời Kiều Hồng (SV năm cuối trường ĐH Y) tâm sự.
Hồng có kinh nghiệm chuyển đến 6 nơi trọ trong suốt 4 năm học ĐH của mình, nên cô tự rút ra rất nhiều kinh nghiệm sống trọ cho mình: làm sao không có điều tiếng, làm sao không bị mất cắp, làm sao có đủ tiền chi tiêu trong một tháng…
Các bạn nữ xa gia đình nên chọn cho mình khu trọ nằm trong sự kiểm soát của chủ khu trọ để tránh được những sự làm phiền như sinh nhật muộn, đi chơi về khuya quá, hay những lúc ôn thi bạn rủ đi tham quan cắm trại vài ngày.
Nhớ chú ý các quy định chung của dãy trọ để có được thiện cảm trong mắt mọi người
Xuân (SV năm cuối CĐ Sư Phạm HN) cho biết thêm: “Nếu ở trọ riêng biệt với nhà chủ, cũng có sự tự do tuyệt đối, không bị nhắc nhở, làm phiền, hay soi mói, nhưng đôi khi bạn bè đến chơi khuya quá, không dám nhắc bạn về sớm, ngại lắm. Nếu ở cùng khu với chủ nhà thì 10h tối là đóng cửa dãy trọ rồi, không được tiếp bạn khuya quá, và nhất là bạn nam thì không được đóng kín cửa phòng”. Như vậy tránh được những điều tiếng cho bạn gái, và sự quá đà của các nam sinh viên.
Riêng đối với những “hàng xóm”, bạn nên hòa nhã, chào hỏi mọi người lịch sự, đừng tự khép kín quá, bởi những bạn trọ xung quanh đôi lúc giúp đỡ ta rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày.
Bạn có thể tìm cho mình một người bạn thân để tâm sự, và giúp mình hòa đồng hơn với mọi người. Tuyệt đối tránh nói xấu, hay tâm sự quá đà về bản thân, vì bạn trọ dù sao cũng là những người mới quen biết, bạn giữ mức quan hệ vừa phải để có thể hài hòa với tất cả.
Đã có những chuyện cãi cọ, soi mói nhau khi một thành viên khu trọ đi sớm về khuya, đóng cửa kín mít khiến “chị em” khác khó chịu cho rằng, “nó kiêu, vênh váo” và xẩy ra cãi cọ.
Hồng kể lại chuyện của mình “Hồi đầu mới lên học, mình tìm nhà  trọ cùng chủ nhà và toàn nữ, nhưng do tham học thêm nhiều nên mình không ở nhà mấy, về đến nơi thì thấy các chị cứ nhìn chằm chằm, mình ngại nên cúi đầu vào nhà luôn, rồi đóng cửa. Ngày hôm sau, khi đi học, các chị cứ xầm xì chỉ trỏ, mình nghe loáng thoáng là “kiêu, không biết điều…” ức quá mình quay lại lịch sự bảo “các chị nói người khác thì nói sau lưng thôi, đừng chỉ trỏ trước mặt như thế” cuối cùng nổ ra cuộc cãi vã lớn tiếng. Mình không đấu lại được mấy cái miệng cùng lúc, nên hôm sau chuyển trọ luôn trước ánh mắt hả hê của mấy chị”.
Khi được hỏi, Hà Thanh (SV trung cấp Xây dựng) than phiền: “Em nghĩ nghệ thuật đầu tiên chính là tránh chuyện tiền nong với bạn cùng thuê phòng trọ . Có bạn hồi đầu thân với em, sau khi mượn tiền lâu lâu không trả, bạn tránh em, rồi hai đứa tách dần nhau ra.”Khi mới về thăm nhà lên, hay nhận được tiền của gia đình gửi, bạn nên giữ kín tránh để cho “hàng xóm” biết mình có bao tiền, như vậy khi bị nhờ vả “bất đắc dĩ ” bạn cũng có cớ từ chối.
Hùng, SV ĐH Ngoại ngữ cho hay: “Mình đã mất tiền ngay trong nhà vài lần rồi, cứ anh em bạn bè đến chơi, con trai nên chẳng để ý. Mình nghĩ sống trong khu trọ nhiều người các bạn nên chú ý đến đồ đạc của mình, và tế nhị cất tiền hay vật giá trị đi khi có khách đến chơi. Sinh viên trọ học, ai cũng thiếu thốn, chẳng biết nghi cho ai, tốt nhất tự phòng thủ thì hơn”.
Bạn nhớ chú ý các quy định chung của dãy trọ để có được thiện cảm trong mắt mọi người: đổ rác đúng giờ, đúng nơi, vào ngõ dắt xe, không tổ chức tụ tập quá ồn ào, không “tình cảm” quá với người yêu trước mặt mọi người… Sống đẹp và có ý thức sẽ khiến cuộc sống tự lập, xa gia đình của bạn đỡ thiếu thốn và buồn tẻ hơn rất nhiều. Hãy chuẩn bị cho mình một chút nghệ thuật “sống trọ” từ kinh nghiệm bản thân hay bạn bè khi bước sang khu trọ mới.

1.001 chuyện ở trọ chung

Sinh viên xa nhà, sống chung với bạn bè một phần để tiết kiệm chi phí ăn ở, phần để có bạn bè chia sẻ những lúc vui buồn hay khó khăn. Thế nhưng nhiều câu chuyện bi hài cũng từ đấy mà ra.
Sinh viên ở ghép để tiết kiệm chi phí nhưng phải đối mặt nhiều mâu thuẫn nảy sinh. ẢNH: NỮ VƯƠNG

1. Tôi dùng ít, sao bạn dùng nhiều thế ?

Mới đây, trên diễn đàn của Trường ĐH Luật Hà Nội có đăng “tâm thư” của một nữ sinh viên (SV). Trong thư, cô chia sẻ: “Em là SV K41 trường mình, trọ ở bên Chùa Láng, phòng này là em đứng ra làm hợp đồng rồi tìm người ở ghép. Ngay từ ban đầu khi đến ở cùng nhau, em đã nói thẳng với bạn rằng em muốn mọi người sống cùng tiết kiệm và sử dụng đồ sinh hoạt một cách hợp lý, 2 bạn kia đồng ý và nói là cũng muốn tiết kiệm cho gia đình.
Ở được với nhau vài tháng, em phát hiện có một bạn sinh hoạt vô cùng hoang phí, nước nóng, lạnh bạn ấy cứ bật rồi quên tắt. Máy sấy thì cứ sấy gần tiếng đồng hồ mới xong, lại còn động tí là mang quần áo ra là, máy tính xách tay thì cắm điện nguyên cả ngày. Nước thì cứ xả xối xả...”. Chủ nhân của những dòng trạng thái này còn tỏ ra rất bức xúc khi bạn cùng phòng không tế nhị, dẫn bạn trai về phòng.
Thành viên TrucThuTran bình luận: “Bạn bè ở với nhau phải biết tiết kiệm cùng nhau chứ”.
Còn thành viên MiahBui cho rằng: “Phong cách sinh hoạt mỗi người mỗi khác, mình không dám nhận xét gì, nhưng riêng việc đem người yêu về nhà mà còn ngủ qua đêm thì vô duyên quá”.
Nguyễn Thị Tuyết Hương, SV Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, chia sẻ: “Bạn bè thân không dám ở chung, sợ mất tình bạn. Em sống một mình nhưng ngày nào cũng nghe “bài ca muôn thuở” của mấy bạn phòng bên: Tôi dùng ít mà sao bạn dùng nhiều thế?”.

2. Nên thẳng thắn với nhau

“Tụi em đã từng nghĩ nếu không chấp nhận được thì nên nói thẳng ra để cho dễ sống. Nhưng khi nói thẳng hết những suy nghĩ trong lòng thì bạn kia tỏ ra bực tức và từ đó không còn nhìn mặt em nữa. Đi học gặp nhau như 2 người xa lạ trong khi đã từng là bạn rất thân từ thời THPT”, Kiều Trang, SV Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cho hay.
Với Nguyễn Thị Tú Anh, SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trong suốt 4 năm đại học đã chuyển chỗ trọ 7 lần vì môi trường sống, vì giá phòng tăng... nhưng nguyên nhân chính vẫn là không hài lòng với bạn chung phòng.
“Mình muốn phát điên khi mỗi lần về phòng là thấy như một bãi rác. Mình đâu phải ô sin mà suốt ngày cứ dọn dẹp. Thế là chuyển trọ, chuyển qua bên này thì gặp đứa bạn nhiều chuyện, suốt ngày cứ tám chuyện làm mình không tập trung học bài được. Một lần ở ghép với 3 bạn khác, trong đó có 2 bạn không vừa lòng bạn kia nên suốt ngày nói xấu nhau. Thế là cãi nhau một trận. Không can ngăn kịp là xảy ra xô xát. Từ đó là đường ai nấy đi”, Tú Anh bức xúc kể lại.
Theo thạc sĩ tâm lý Chế Dạ Thảo, giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, những người bạn đến từ nhiều vùng quê khác nhau, gia cảnh, nền nếp, thói quen sinh hoạt khác nhau; lại cùng ăn, học, ngủ trong một không gian chung chỉ vỏn vẹn vài chục mét vuông thì chuyện xích mích cũng dễ hiểu. Ngay cả khi ở gia đình, thỉnh thoảng chúng ta vẫn mâu thuẫn với người thân.
Tuy nhiên, chuyện nhỏ nhưng nếu không biết giải quyết sẽ có những hệ quả không hề nhỏ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và chất lượng sống của mỗi cá nhân, thậm chí là hận thù và trở mặt với nhau.
Thạc sĩ Thảo khuyên không phải sự thẳng thắn nào cũng gây mất lòng, chủ yếu phụ thuộc vào cách chúng ta diễn đạt vì thiện cảm ban đầu là cực kỳ quan trọng. Ngay từ đầu cần thỏa thuận những gì “cần” làm một cách rõ ràng nhưng hết sức dễ chịu để đánh vào tính tự giác của mỗi bạn. Thay vì viết những điều “nên và không nên”, “được và không được”, ta thay bằng những cụm từ thoải mái hơn như: “Đi nhẹ - nói khẽ - cười duyên bạn nhé”.
“Khi có khuất tất hay mâu thuẫn với nhau, không có cách nào khác để gỡ bỏ hơn là trò chuyện với nhau. Nhưng phải luôn nhớ sự chia sẻ hay trao đổi nào cũng luôn cần thiện chí. Khi đối phương đang nghĩ mình làm đúng, nếu bạn bảo họ sai và can thiệp một cách thô bạo, hiển nhiên họ sẽ phản ứng ngược, điều đó không có lợi cho cả hai. Sự thiện chí luôn là điều cần thiết xuyên suốt đối với những người chung sống cùng nhau”, bà Thảo nhấn mạnh.
(Theo Batdongsanone.com & Thanhnien.vn)
Nguồn: muonnha.com.vn

Tin nổi bật

Bài viết liên quan

Bán shophouse Bắc KạnBán đất Hồ Chí MinhBán căn hộ Hà NộiBán chung cư Trà VinhBán biệt thự Hòa BìnhBán nhà mặt phố Lâm ĐồngPhòng trọ Bắc NinhPhòng trọ Ninh ThuậnCho thuê kho Bình PhướcCho thuê biệt thự Đắk NôngBán căn hộ KBangBán nhà Đình LậpBán biệt thự Quận 9Bán nhà mặt phố Sông CôngBán đất Ân ThiBán đất Châu ThànhVăn phòng Hà ĐôngVăn phòng Bác ÁiCho thuê chung cư Bắc YênCho thuê biệt thự Cầu KèBán shophouse Phường Gia ThụyBán Condotel Phường 2Bán nhà Xã Yên CườngCho thuê kho Xã Lang ThípCho thuê biệt thự Xã Thạch ĐiềnBán Condotel Đường DX 060Bán nhà mặt phố Đường Y ƠnCho thuê căn hộ Đường Vọng HàCho thuê chung cư Đường 90Cho thuê biệt thự Đường Chương MỹCăn hộ Khu đô thị Dĩnh TrìCho thuê nhà Đô NghĩaChung cư City Gate 5Bán nhà The Villa Phú QuốcCho thuê căn hộ Selavia Bay Phú QuốcCho thuê căn hộ Grand CenterCho thuê chung cư KĐT Hồng Hạc - Xuân LâmChung cư Chung cư Hera Hải PhòngCho thuê chung cư An Viên CityCăn hộ KĐT Bắc Đầm Vạc