Nếu bạn Khó chịu với bạn cùng phòng thì nên làm gì? Hãy trực tiếp trao đổi với bạn cùng phòng về vấn đề mà cả hai đang gặp phải để có thể cải thiện tình hình. Thẳng thắn, lắng nghe và chia sẻ luôn là phương châm đúng để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài trong căn nha tro ấm cúng của các bạn!
8 điều bạn nên hỏi bạn cùng phòng của bạn khi bạn cảm thấy khó chịu?
Những việc nhà nào ấy không ngại làm?
Việc hỏi trực tiếp: “Ấy có thường xuyên lau dọn không?” có thể dẫn đến những câu trả lời qua quít. Bạn nên hỏi theo 1 cách khác, ví dụ “Ấy ghét làm gì nhất? Rửa bát hay cọ phòng tắm?”. Sau đó, các bạn có thể thương lượng với nhau, bạn sẽ thay phiên cọ phòng tắm, và bạn ấy sẽ rửa bát chẳng hạn.
Ấy có hút thuốc không?
Khi bạn sống trong ký túc xá, bạn nghĩ rằng việc hút thuốc không phải vấn đề bạn cần quan tâm, vì hầu hết các ký túc xá cấm việc hút thuốc trong tòa nhà. Nhưng điều cuối cùng mà bạn muốn là tranh luận với quản lý ký túc xá khi họ phát hiện có người đã hút thuốc trong phòng. Hỏi bạn cùng phòng xem họ có hút thuốc không, và có 1 thỏa thuận từ trước sẽ giúp bạn tránh được nhiều phiền toái. Nếu bạn sống ở căn hộ, tìm hiểu về các quy định của tòa nhà trước nhé.
Ấy thường ngủ và thức dậy lúc mấy giờ?
Sau 1 ngày dài và mệt mỏi, bạn sẽ không muốn về phòng mà bị quấy rầy bởi người bạn cùng phòng xem phim mà không đeo tai nghe đến tận 2 giờ đêm. Mặt khác, nếu bạn thường thức khuya để học hay làm gì đó, sẽ chẳng thoải mái khi bạn phải tắt đèn vì bạn cùng phòng cứ đúng 10 giờ là gà lên chuồng. Tương tự, bạn sẽ phát điên nếu bạn cùng phòng dậy sớm, và bạn không thể ngủ tiếp bởi tiếng máy sấy khi mới 7 giờ sáng.
Ấy nghĩ sao về việc mời bạn qua đêm?
Thực ra đây là lý do rất thường gặp và là nguyên nhân chính của các mâu thuẫn. Chẳng ai muốn cảm thấy bất tiện trong chính không gian của mình cả. Bạn nên hỏi điều này trước để có sự chuẩn bị tâm lý và đạt được sự đồng thuận với bạn cùng phòng của bạn.
Bạn thích phòng ấm hay lạnh?
Câu hỏi này nghe có vẻ hơi thiếu não nhưng thực ra nếu bạn bị tỉnh lại vào lúc 3 giờ vì lạnh cóng thì lại là chuyện khác. Bạn cùng phòng của bạn có thể quần đùi áo phông ở nhiệt độ phòng tầm 18 độ C, nhưng bạn lại phải áo khoác khăn len. Khá phiền đấy nhỉ?
Ấy cảm thấy khó chịu nhất về điều gì?
Việc tìm hiểu bạn cùng phòng của bạn ghét gì là rất cần thiết, đặc biệt là khi đó là việc bạn muốn làm hàng ngày. Ví dụ như bạn ngày nào cũng phải luyện đàn, nhưng bạn ấy lại muốn không gian yên tĩnh để học. Vậy 2 bạn sẽ phải sắp xếp thời gian hợp lý để tránh giờ luyện đàn của bạn trùng với thời gian học của bạn ấy
Ấy nghĩ sao về việc dùng chung quần áo?
Một ngày đẹp trời bạn thấy cô/anh bạn cùng phòng mặc 1 chiếc áo nhìn quen quen, và bạn nhớ ra đó là chiếc áo mà bạn mới mua và còn chưa kịp mặc. Dù bạn có rộng rãi như thế nào chăng nữa, thì cũng sẽ không thoải mái khi ai đó chẳng xin phép đã dùng đồ của mình. Cho nên, hãy nói rõ với bạn cùng phòng của bạn là nếu bạn muốn dùng cái gì của bạn ấy, bạn sẽ xin phép trước, và bạn cũng hi vọng bạn ấy cũng làm như thế.
Cuối tuần ấy thường làm gì?
Viễn cảnh tốt đẹp nhất là bạn cùng phòng sẽ trở thành 1 người bạn thân của bạn, 2 bạn có thể cùng học cùng chơi. Những câu hỏi như thế này giúp bạn biết 2 bạn có hợp không, có thể đi chơi với nhau được không. Tất nhiên, kể cả khi cách bạn ấy nghỉ cuối tuần chẳng giống bạn gì cả, thì bạn vẫn có thể tìm những trò mà cả 2 bạn cùng thích mà.
Sẽ tốt hơn nếu bạn và bạn cùng phòng tôn trọng những quy tắc riêng dưới đây mà các bạn đã thống nhất
Tôn trọng không gian riêng tư
Tất nhiên, sống chung một phòng bạn không thể đòi hỏi quyền riêng tư tuyệt đối như khi ở nhà. Nhưng có những không gian, tối thiểu, hãy cho nhau quyền riêng tư. Những góc tủ riêng, giá sách... đừng bao giờ tự ý lục lọi nếu bạn chưa được sự cho phép của bạn cùng phòng. Đặc biệt, hãy để ý đến những người mà bạn mời vào phòng và hỏi ý kiến của bạn cùng phòng nếu bạn định làm điều gì ảnh hưởng đến không gian riêng của họ. Bởi sẽ thật khó chịu và phiên phức nếu bạn cùng phòng đang ngủ hoặc đang gấp gáp bài vở cho kịp deadline thì bạn lại cùng những người khác trò chuyện ầm ĩ, mở nhạc inh ỏi... Những điều này sẽ gây khó chịu cho bạn cùng phòng.
Vậy nên, hãy luôn nhớ rằng bạn đang sống tập thể, không gian phòng không chỉ của riêng bạn, đừng làm gì gây ảnh hưởng chung.
Sòng phẳng trong những khoản chi phí chung
Muốn sống với nhau lâu dài hãy luôn rõ ràng trong vấn đề tài chính, đừng để vấn đề tiền bạc trở thành những điều khó nói, gây rạn nứt. Những chi phí phát sinh liên quan đến phòng ở, phí sinh hoạt chung nếu không có sự phân chia rõ ràng có thể gây mâu thuẫn giữa bạn và những người bạn cùng phòng.
Vì lẽ đó, hãy thống kê những chi phí chung vào một cuốn sổ, ghi rõ ràng rành mạch những thứ cần chi tiêu trong tháng để không ai phải lăn tăn về vấn đề tài chính. Ngoài ra, việc ghi chép này cũng là điều nên làm bởi bạn có thể điều chỉnh chi tiêu tháng sau nếu thấy phát sinh quá nhiều những thứ không cần thiết. Và đừng quên thảo luận để thống nhất ý kiến về mức chi phí chung của cả phòng trong mỗi tháng với bạn cùng phòng nhé!
Chia sẻ việc nhà
Khi ở nhà bạn có thể lười biếng, quần áo, đồ đạc vứt linh tinh... nhưng đừng mang điều đó vào phòng chung. Bản thân bạn khi xác định sống cùng một người khác nghĩa là bạn phải chấp nhận thay đổi và thích nghi để có thể hòa hợp với bạn cùng phòng. Bạn có thể thích nấu ăn nhưng ngại rửa bát, có thể dọn dẹp nhà cửa nhưng không hứng thú với việc giặt quần áo... Hãy nói về sở trường, sở đoản của nhau để có thể làm những công việc nhà phù hợp, chia sẻ việc nhà cho nhau mà tất cả đều cảm thấy thoải mái và công bằng. Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn là hãy lập một thời gian biểu cho việc dọn dẹp, liệt kê những công việc cần phải làm và phân công rõ ràng trách nhiệm cho cả hai bên.
Thẳng thắn, lắng nghe và chia sẻ
Đây là vấn đề "sống còn" để có thể duy trì trạng thái ở chung lâu dài. Hầu hết những rắc rối nảy sinh giữa những người cùng phòng đều xuất phát từ việc thiếu sự giao tiếp và không thẳng thắn với nhau. Có những điều khó chịu, những điều chưa hợp lý trong khoảng thời gian sống chung, thường các bạn không thẳng thắn đối thoại cùng nhau để tìm ra giải pháp mà luôn ấm ức, hoặc nói xấu với "người thứ 3". Điều này, không những chẳng giải quyết được vấn đề mà còn khiến mọi chuyện trở nên rắc rối hơn thậm chí làm mất tình bạn. Hãy trực tiếp trao đổi với bạn cùng phòng về vấn đề mà cả hai đang gặp phải để có thể cải thiện tình hình. Thẳng thắn, lắng nghe và chia sẻ luôn là phương châm đúng để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài!
Nếu những điều trên bạn vẫn cảm thấy chưa đáp ứng được vấn đề của mình hãy tham khảo bài viết có nên ở ghép không đễ có thêm kinh nghiệm bạn nhé.
Tâm sự của một bạn tại Facebook HUS Confessions khi khó chịu với bạn cùng phòng
Bạn cùng phòng à. Tớ muốn nói với cậu chỉ 1 câu thôi, bạn có biết bạn rất đáng ghét không? từ cái ngày đầu tiên bạn đến, tớ đã chẳng có ấn tượng gì tốt đẹp với bạn rồi, thế nhưng vì nhà trọ thì đắt đỏ, tớ ko có khả năng chi trả 1 mình, tớ buộc phải tìm gấp người để chia sẻ tiền phòng.
Nhưng đúng là tớ sai lầm vì cái quyết định này, thà tớ nhịn ăn trả tiền phòng còn hơn phải chịu cái cảnh đi ra ngoài thì thoát về đến nhà là " bị trầm cảm" vì bạn.
Tớ xin lỗi vì bây giờ tớ đang nói xấu sau lưng bạn, nhưng mà góp ý rồi, chiến tranh lạnh rồi, chẳng ăn thua, tớ ức chế lắm bạn ạ, tớ cũng ko thể bêu xấu bạn bằng cách đi kể với người khác vì như thế thì nó không hay, mà giữ trong lòng thì tớ phát rồ.
Thôi thì tớ nói ra đây, bạn đọc được mà thấy quen quen và nếu cảm thấy hợp lý thì bạn sửa giúp tớ với, được điểm nào hay điểm đấy. Cảm ơn bạn.
Tớ cũng chỉ ở Hà Nội khoảng 3 tháng nữa thôi là tớ về quê rồi, hy vọng tớ ko bị ép quá đến mức phải chuyển nhà trọ vì bạn, cái phòng trọ này tớ ở lâu rồi bạn ạ, lần đầu gặp phải bạn cùng phòng như bạn, chứ các chị trước ở với tớ tốt tính lắm :( :
- Bạn có cái nếp sinh hoạt mà tớ cực kì sợ hãi : lúc cả nhà thức học bài thì bạn cứ vật và vật vờ, ngủ gà ngủ gật. Xem phim bật volume hết cỡ, góp ý bảo bạn đeo tai nghe thì bạn đeo và cười hô hố , cười sằng sặc - sợ bạn rồi.
12h đêm tớ đi ngủ thì bạn phi từ dưới đất lên giường với sức mạnh cũng tương đương 100 kg , may không sập giường - bạn không hiểu thế nào là lịch sự à??? đi lại nhẹ nhàng cho người khác ngủ với !!!!
Và tớ cũng chưa thoát, hôm nào bạn cũng đi ngủ với cái điện thoại báo thức lần 1 lúc 2 h sáng, âm thanh loa thùng. Bạn không thèm tắt, tớ mất ngủ lần 1. bực bội dạy tắt hộ bạn. Đến 4 h sáng nó lại kêu lần 2, bạn lại dậm chân thình thịch nhảy xuống giường và bắt đầu sáng đèn để học :( . Mà cứ mỗi đêm bị bạo động ít nhất 2, 3 lần như thế, tớ ko ngủ tiếp được. Từ ngày bạn đến tớ ko ngày nào ngủ ngon bạn ạ, mệt mỏi tớ sinh ra cáu gắt - trước giờ tớ ko có thế. Góp ý là bạn ko dạy thì đừng báo thức nữa thì bạn kêu cái này là điện thoại nó tự động rồi, ko thay đổi được - Ôi zời ơi, bạn quá trắng trợn rồi đấy, điện thoại bạn mua được cài đặt với múi giờ bên Pháp à !!!!!
- Đồ đạc của bạn bạn giữ như vàng, có cái lược bạn giấu đi, tớ hỏi mượn bạn bảo chả biết đâu, rồi thấy bạn lôi ra tít trong góc tủ :3. thôi thôi bạn cất đi cho nó mới bạn ạ. Bạn có thói quenlấy đồ của tớ dùng. Đúng là của chùa cho nên ko cần giữ, bạn cứ làm rơi bốp bốp. Hàng Việt Nam chất lượng cao cũng ko thọ nổi chứ chẳng nói đến đồ của tớ nó là đồ Tàu bạn ạ. Rồi nó lăn quay ra hỏng, thôi đồ dởm tớ chả bắt đền đâu cơ mà bạn quẳng luôn đồ của tớ vào gầm giường, lôi đồ của bạn ra dùng tiếp, chả nói với tớ câu nào, tớ cáu lắm bạn ạ. Lúc tớ cần dùng, tìm mãi ko thấy, lôi nó ra từ gầm giường - đã hỏng - thật tuyệt.
- Tớ hỏi bạn ngày mai có ở nhà ko? Tớ định hỏi để biết mà nấu cơm bạn ạ !!!!! Bạn không trả lời ngay mà phải hỏi lại tớ: " Thế cậu hỏi tớ có ở nhà ko để làm gì ko đã? ", Biết là tớ hỏi ko nhờ vả gì cậu mới nói : " À thế thì có ". Ặc ặc, tớ ko dám nhờ vả gì cậu bao giờ đâu.
- Bạn ích kỷ, tớ chỉ thấy bạn nhờ vả người khác, còn người khác nhờ vả bạn cái gì, bạn nói bạn bận này, bận kia, nhưng mà bạn ngủ sưng mắt ở nhà ý !!! - Nhưng mà cái này thì là do bạn " không thích " giúp. Quyền của bạn - tớ chỉ " tự thấy ghét" thôi, ko góp ý với bạn được. :).
- Cái này thì bạn nên sửa nha, cái này sửa được nè, đấy là cẩn thận tay chân 1 chút, vụng về quá, động đâu hỏng đấy, sờ vào cái gì hỏng cái đấy. Để bạn 1 mình ở nhà thì chắc chắn phải hỏng vào thứ- tớ chả nói quá. Tớ ko khéo lắm đâu nhưng mà ko vụng hết thuốc chữa như bạn.
- Hay nói linh tinh kiểu bị chập mạch vì học quá nhiều.
.... còn một số khoản tế nhị ko tiện nói, nhưng mà chắc đó thôi đủ cho bạn nhận ra bản thân rồi nhỉ, vì tớ có nói sai câu nào đâu ? :)
Tóm lại là bạn chỉ được mỗi 1 điểm là học giỏi thôi - cái này công nhận !. Còn lại Tớ ghét bạn - Tớ muốn thoát khỏi bạn càng sớm càng tốt.
Haiz, đọc lại thấy cũng ko có quá nhiều điều khó chịu nhỉ, thế sao tớ lại khó tính với bạn thế nhỉ ? :(
Xin lỗi tất cả các bạn đã lỡ đọc hết bài này và lãng phí 5 phút trong đời của các bạn để đọc những dòng lảm nhảm của tớ về người bạn ở ghép cùng phòng nhé. Nhưng nói ra được tớ thấy nhẹ nhõm hơn, có thể tiếp tục " chúng sống" với bạn ấy- bạn ấy ạ !!!
Hy vọng với những chia sẻ Khó chịu với bạn cùng phòng thì nên làm gì ở trên các bạn sẽ có những kinh nghiệm và có thêm những trải nghiệm sống giúp cuộc sống của các bạn dẽ chịu hơn.
(Theo Kenh14.vn & Blog.doong.com.vn)